3.2. Cơ sở ước tính chi phí kinh tế của dự án
3.2.3. Hệ số chuyển đổi
Để ước lượng giá trị kinh tế của dự án, luận văn sử dụng hệ số chuyển đổi để chuyển từ giá trị tài chính sang giá trị kinh tế (chi tiết cách tính tại phụ lục 5)
Theo thơng tư 18 của BTC (2011), những nguyên liệu đầu vào phục vụ cho các nhà máy điện sẽ có mức thuế nhập khẩu bằng 0% và thuế VAT bằng 10%. Phí thưởng ngoại hối được ước tính trong luận văn bằng 4,6%. Như vậy hệ số chuyển đổi được ước tính cho các hạng mục chi phí như sau:
Đối với khoản mục chi phí hoạt động: Than, dầu FO là mặt hàng ngoại thương nên tỷ trọng ngoại thương bằng 100%. giá CIF lần lượt bằng 113,87 USD và 759,24 USD. Luận văn ước tính hệ số chuyển đổi lần lượt bằng 0,951 đối với than và bằng 0,951 dầu FO.
Đối với chi phí vận hành và bảo dưỡng: Luận văn giả định chi phí sửa chữa máy máy thiết bị
chiếm 50% chi phí vận hành và bảo dưỡng và có hệ số chuyển đổi 0,942 bằng với hệ số chuyển đổi của máy móc thiết bị.
Đối với chi phí khoản phải thu, khoản phải trả và cân đối tiền mặt luận văn giả định bằng 1 do đây là những khoản mục chi phí bằng tiền.
Đối với khoản mục chi phí xây dựng: được hiệu chỉnh dựa trên mức lương kinh tế của lao động giản đơn. Lao động trong dự án nhiệt điện thuộc lao động nhóm 3, riêng lao động xây dựng trong đường giao thông thuộc nhóm 2 theo nghị định 205/2004 của chính phủ. Tuy nhiên với đường cao tốc thuộc được xếp hạng dự án quan trọng quốc gia, đòi hỏi đảm bảo chất lượng cao. Vì vậy, luận văn xem chi phí lao động trong dự án và chi phí lao động trong xây dựng đường cao tốc là tương đương nhau nên luận văn giả định hệ số lương kinh tế của lao động giản đơn là 0,55 và tỉ lệ lao động giản đơn/chi phí xây dựng là 15% theo như giả định của Nguyễn Xuân Thành, nghiên cứu tình huống “Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây” của chương trình Fulbright. Như vậy khoản mục chi phí xây dựng có hệ số chuyển đổi bằng 0,933.
Đối với khoản mục chi phí thiết bị: Tỷ trọng ngoại thương của dự án được xác định dựa trên
khoản chi ngoại tệ của dự án, và bằng 94,37% dựa trên dự án điện than Sơng Hậu I có cơng suất tương tự Phạm Văn Đạt (2011). Như vậy, hệ số chuyển đổi bằng 0,942.
Đối với khoản mục chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư : những thành phần chi
phí sau sẽ khơng tính vào chi phí kinh tế bao gồm chi phí hỗ trợ và chi dự phòng lạm phát do đây là những khoản chuyển giao giữa chính phủ cho người dân khơng tăng lợi ích cho nền kinh tế. Đối với khoản mục chi phí bồi thường về đất được hiệu chỉnh dựa trên chi phí cơ hội của đất như đất nơng nghiệp, sau đó luận văn ước tính dựa trên thu nhập của đất trồng lúa theo công thức của Pedro Belli (2001). Đối với đất ở, luận văn ước tính dựa trên giá bán đất được đăng trên các trang web mua bán. Kết quả ước tính hệ số chuyển đổi bằng 0,92.
Đối với chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Tỷ phần ngoại thương của dự án được xác định dựa trên cơ cấu chi ngoại tệ của khoản chi phí này bằng 50,67% (Phạm Văn Đạt, 2011). Hệ số chuyển đổi CF được ước tính bằng 0,96.
Đối với chi phí quản lý dự án: là tồn bộ chi phí tổ chức thực hiện từ khi thành lập dự án đến
khi dự án đi vào hoạt động (Nghị định 112/2009/NĐ-CP). Luận văn giả định hệ số chuyển đổi bằng 1 do khơng có yếu tố nước ngoài.
Đối với giá xỉ than là mặt hàng không thể ngoại thương nên luận văn giả định hệ số chuyển
đổi bằng 1.
Đối với chi phí dự phịng thực: khoản chi phí dùng dùng dự phòng cho việc phát sinh khối
lượng. Tỷ phần ngoại thương trong hạng mục này bằng 98,81% theo (Phạm Văn Đạt, 2011)