4.2. Tính tốn ngân lưu và phân tích kết quả
4.3.2. Phân tích độ nhạy theo giá bán điện
Khi phát triển thị trường điện cạnh tranh, giá điện sẽ tăng nhằm thu hút các nhà đầu tư vào khâu sản xuất điện để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Vì vậy, luận văn giả định giá điện sẽ thay đổi trong phạm vi từ 6 – 8kwh. Kết quả phân tích độ nhạy trình như sau:
Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ nhạy theo giá bán điện Mơ hình Mơ hình
cơ sở
Giá bán điện (cent/kwh)
6,00 6,50 7,00 7,25 7,50
NPV dự án (triệu USD) -742,00 -846,24 -502,24 -163,42 0,00 167,86
NPV chủ sở hữu (triệu USD) -649,71 -741,13 -439,44 -142,46 0,68 147,52
Kết quả cho thấy, NPV của dự án và chủ sở hữu thay đổi cùng chiều với giá bán điện. Giá trị hoán chuyển bằng 7,25 cent/kwh cho thấy giá điện ảnh hưởng mạnh tới tính khả thi về mặt tài chính.
4.3.3. Phân tích độ nhạy theo giá mua than
Giá mua than là một trong những yếu tố đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới tính khả thi về mặt tài chính của dự án. Dựa trên dữ liệu lịch sử giá than trên thị trường thế giới, Luận văn sẽ giả định giá than sẽ thay đổi trong khoảng từ -30% tới 20% để tiến hành phân tích độ nhạy. Kết quả phân tích độ nhạy trình bày trong bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ nhạy theo giá mua than Mơ hình Mơ hình
cơ sở
Giá mua than
-30% -27% -10% 10% 20%
NPV dự án (triệu USD) -742,00 69,05 0,00 -467,77 -1020,78 -1302,62
NPV chủ sở hữu (triệu USD) -649,71 61,23 0,80 -409,23 -894,14 -1140,92
Kết quả cho thấy giá than thay đổi ngược chiều so với NPV của dự án và CĐT. Giá than giảm 27% thì dự án khả thi tài chính theo quan điểm tổng đầu tư, chủ sở hữu. Tuy nhiên, khả năng giá than giảm 27% rất ít xảy ra. Giá than giảm nhiều nhất từ tháng 01/2013 giảm 20% so với cùng kỳ năm 2012.