Các thông số để phân tích dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 41 - 46)

Năm 2013 được xem là năm 0, năm bắt đầu phân tích dự án. Các thơng số vĩ mơ bao gồm các tỉ lệ lạm phát đồng USD, đồng VNĐ, tỉ giá hối đối VND/USD.

Các thơng số liên quan đến dự án như cơ cấu vốn, khấu hao, số năm hoạt động, doanh thu, chi phí, thuế được dùng để phân tích tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

Tất cả dòng tiền của dự án đều được quy về đồng USD, những chi phí bằng VNĐ cũng sẽ quy về USD theo tỷ giá 20.828 VNĐ/USD (NHNN Việt Nam, 2012).

4.1.1. Các thông số vĩ mô của dự án

Theo số liệu IMF, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Hoa Kỳ từ năm 2003 đến năm 2011 là 2,39% và tỉ lệ lạm phát thấp nhất là 1,06% vào năm 2009 cao nhất là 3,32% trong năm 2005. Cơ quan này cũng đưa ra dự báo tỉ lệ lạm phát trong khoảng thời gian từ 2013- 2017 như sau:

Bảng 4.1: Tỉ lệ lạm phát Hoa Kỳ

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tỉ lệ lạm phát 1,33% 1,43% 1,65% 1,87% 2,09%

Nguồn: IMF (2012)

Tác giả giả định tỉ lạm phát hoa kỳ 2% từ năm 2017 đến suốt vòng đời dự án sau đó sẽ đánh giá tác động dựa trên phân tích độ nhạy tới tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

Đối với Việt Nam, cơ quan này cũng đưa ra dự báo tỉ lệ lạm phát Việt Nam như sau:

Bảng 4.2: Tỉ lệ lạm phát Việt Nam

Năm 2012 2013 2014 2015

Tỉ lệ lạm phát 8,68% 5,75% 5,17% 4,77%

Như vậy, tác giả giả định lạm phát trung bình của Việt Nam trong suốt vòng đời dự án bằng 5%.

4.1.2. Cơ sở xác định doanh thu tài chính của dự án

Doanh thu của dự án được tính bằng cách lấy giá bán điện nhân với sản lượng điện thương phẩm. Sản lượng điện thương phẩm được xác định thông qua công suất của nhà máy, hệ số sử dụng và hệ số điện tự dùng.

Giá bán điện được Bộ Công Nghiệp (2017) quy định nằm trong khoảng từ 3,5 – 5 cent/kwh, tùy vào từng thời điểm. Tuy nhiên, giá bán điện của IPP không phụ thuộc vào các quy định của BCN mà được xác định trên hợp đồng mua bán điện với EVN. Cơ sở để lập giá bán điện thường căn cứ dựa trên giá bán điện phải bù đắp đủ toàn bộ chi phí và cộng thêm một suất sinh lợi mong muốn.

Hiện nay, EVN đang mua điện của các nhà máy IPP giao động trong khoảng 1.280 – 1.300 đồng/kwh tương đương 6,15 – 6,25 cent/kwh, như vậy cao hơn so với giá bán điện 5,966 cent/kwh như trong đề xuất của dự án từ 0,15 – 0,25 cent/kwh (Nhật Minh, 2013). Luận văn sẽ lấy giá bán điện 6,15 cent/kwh năm 2013 điều chỉnh theo lạm phát và phân tích độ nhạy để xem xét tính khả thi về mặt tài chính của dự án.

Ngồi doanh thu bán điện, dự án còn khoản doanh từ việc bán 309.660 tấn tro xỉ hàng năm cho các nhà máy xi măng, nhà máy làm gạch. Phạm Văn Đạt (2011) khảo sát tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại, sản lượng tro xỉ bán ra bên ngoài chiếm 70% sản lượng tro xỉ hàng năm của dự án với mức giá 1,02 USD/tấn năm 2013 và điều chỉnh theo lạm phát để tính tốn cho tồn bộ dự án.

4.1.3. Chi phí tài chính của dự án

4.1.3.1. Nguồn vốn và chi phí đầu tư của dự án

Tổng nguồn vốn của dự án 2,126 tỷ USD chưa bao gồm thuế VAT. Trong đó vốn chủ sở hữu 30% và vốn vay thương mại là 70%. Vốn vay thương mại được tài trợ từ hai ngân hàng. Trong đó, ngân hàng JBIC với lãi suất là 6,75%, thời gian ân hạn là 4 năm thời gian trả nợ gốc là 12 năm và ngân hàng SMBC với lãi suất vay là 8,5% , thời giân ân hạn là 4 năm và thời gian trả nợ gốc là 12 năm.

Phân kỳ đầu tư và những hạng mục của chi phí đầu tư xem tại Phụ lục 6, bảng 6.1.

Bảng 4.3: Phân kỳ chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư Đơn vị Tổng 2013 2014 2015 2016

Tổng chi phí đầu tư bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng

Triệu USD

2126,17 503,71 1307,62 140,20 174,64

Nguồn: Viện Năng lượng (2009)

4.1.3.2. Chi phí nhiên liệu, O&M, khấu hao, vốn lưu động, thuế

Chi phí nhiên liệu bao gồm: Chi phí than và dầu LFO:

Chi phí than: Theo dự báo của Viện Năng lượng (2010), trích trong Lê Anh Quý (2012) đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than từ Úc và Indonesia để thay thế lượng than trong nước biến với chi phí giá than rất cao và biến động liên tục theo từng tháng. Tuy nhiên xu hướng giá than đang giảm dần sau khi đã đạt đỉnh 141 USD/tấn vào tháng 1/2011 như trong hình 4.1

Hình 4.1: Giá than từ năm 2011- 2012

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo số liệu của Indexmundi (2012)

Sự suy giảm về nhu cầu than bắt nguồn từ việc lo ngại những tác hại của than đối với việc ô nhiễm môi trường và sự nổi lên của các nguồn năng lượng sạch thay thế khác như khí thiên nhiên, năng lượng sạch… nên NHTG đã dự báo giá than như sau:

0 20 40 60 80 100 120 140 160 U S D /t n

Bảng 4.4:Dự báo giá than dùng cho nhiệt điện ở Australia

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Giá than USD/tấn, theo giá FOB 93 91 90 91 91,9 92,9 93,9 94,9

Nguồn: NHTG (2012)

Như vậy, giá than trung bình từ năm 2013 – 2020 tương đương 92 USD/tấn. Với giá than này cộng với chi phí vận chuyển từ cảng Newscatle ,Úc tới vịnh Vân Phong tương đương 11 USD/tấn10 cộng thuế VAT 10% và các chi phí bốc dỡ hàng hóa. Như vậy giá than tại dự án sẽ bằng 113,87 USD/tấn vào năm 2013 và sẽ được điều chỉnh theo lạm phát áp dụng trong suốt vịng đời dự án.

Chi phí dầu LFO: Hàng năm, dự án sử dụng 4.615 tấn dầu LFO dùng để khởi động lò hơi và

vận hành máy khi ở chế độ phụ tải thấp (Viện Năng Lương,2009) Nguồn nhiên liệu dầu LFO được nhập từ Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong nằm cách dự án khoảng 1km. Hiện nay, giá nhiên liệu dầu LFO trên thị trường tương đương 690 USD/tấn (Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, 2012) cộng với các chi phí vận chuyển, thuế VAT nên giá dầu LFO tại dự án bằng

759,24 USD/tấn.

Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M): Chi phí này được chia thành hai phần chính: Chi phí

vận hành bảo dưỡng cố định (FOMC) và chi phí vận hành bảo dưỡng biến đổi (VOMC). Trong đó, chi phí FOMC được xác định bằng 33,632 USD/kw/năm (Viện Năng Lượng, 2009) tương đương 0,517 cent/kw và chi phí VOMC bằng 0,09 cent/kwh (Viện Năng lượng, 2009). Các giá trị này được chủ đầu tư tham khảo từ các nhà máy nhiệt điện than Phả Lại, ng Bí,…)

Chi phí khấu hao: Luận văn xác định chi phí khấu hao theo quy định Bộ Tài Chính, thời gian

khấu hao được xác định từ lúc đưa tài sản máy móc thiết bị, nhà xưởng vào hoạt động đến khi

kết thúc vòng đời dự án11. Dự án có vịng đời 25 năm nên thời gian khấu hao cũng tương ứng 25 năm. Phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp Dự án được xây dựng tại khu kinh tế Vân Phong, khu kinh tế được thành lập theo quyết định 998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và lĩnh vực đầu tư của dự án là một trong những danh mục được ưu đãi về thuế theo Thông tư 123/2012/TT-BTC tại điều 19 và 20. Như vậy, dự án sẽ được hưởng ưu đãi về thuế như sau: Dự án được hưởng thuế suất 10% trong vịng 15 năm. Trong đó,

- Thuế suất 0% trong 4 năm đầu tính từ năm bắt đầu có lãi - Thuế suất 5% cho 9 năm tiếp theo

- Thuế suất là 10% trong 2 năm tiếp theo - Thuế suất 25% trong những năm còn lại - Thời gian chuyển lỗ tối đa 5 năm.

4.1.4. Chi phí vốn của dự án

Chi phí vốn của dự án được tính theo cơng thức:

WACC E RD D E D R D E E * *     Trong đó: E: chi phí vốn chủ sở hữu; D : là nợ vay.

RE : là suất sinh lợi vốn chủ sở hữu được ước tính theo phương pháp gián tiếp do nhà đầu tư của dự án là nhà đầu tư nước ngoài nên khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư này còn phải gánh chịu thêm phí bù rủi ro quốc gia.

RD suất sinh lợi nợ vay bình quân

11 Thông tư 203/2009/TT-BTC tại điều 12 quy định trích khấu hao tài sản cố định đối với những dự án hợp tác theo hình thức BOT , thời gian khấu hao tài sản cố định được tính từ lúc đưa tài sản vào sử dụng đến lúc kết thúc dự án.

Sau khi tính tốn, ta được WACC = 9,38%, suất sinh lợi vốn chủ sở hữu 10,55%. Chi tiết của bản tính tốn xem tại Phụ Lục 6, bảng 6.2

4.1.5. Vốn lưu động

Khoản phải thu AR là những khoản tiền EVN chưa thanh toán cho dự án. Căn cứ theo thông tư

18/2010 tại điều 3 của Bộ Công Thương quy định thì chu kỳ thanh toán khoản phải trả sẽ trong vòng một tháng chậm nhất là cuối tháng đó. Vì vậy, luận văn sẽ giả định khoản phải thu của dự án sẽ bằng với doanh thu bán điện tháng 12 của năm trước đó.

Khoản phải trả AP là những khoản tiền mà dự án chưa thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên liệu và khoản tiền dành cho chi phí vận hành và bảo dưỡng. Nguyễn Công Thông (2010), khoản phải trả AP của dự án bao gồm 8% chi phí nguyên liệu hàng năm và 8% chi phí O&M hàng năm

Cân đối tiền mặt CB là những khoản tiền dự án sẵn có để thoanh tốn chi phí O&M. Luận văn

giả sử cân đối tiền mặt bằng CB bằng một tháng chi phí O&M

Nhu cầu VLĐ ban đầu để dự án có thể đi vào hoạt động được xác định bằng với một tháng của tổng chi phí của năm hoạt động sau đó.

Chi tiết của của vốn vay và vốn lưu động tại Phụ lục 6, bảng 6.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)