Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 53)

Kết quả phân tích kinh tế cho thấy dự án không khả thi về mặt kinh tế do giá trị hiện tại ròng ENPV của nền kinh tế bằng -560,97 triệu USD nhỏ hơn 0, suất sinh nội tại của nền kinh tế bằng 6,24% lớn hơn so với chi phí vốn của nền kinh tế 10%. Vì vậy dự án khả thi về mặt kinh tế. Dự án khơng khả thi do dự án có chi phí đầu tư cao, giá than nhiêu liệu và các chi phí ngoại tác của dự án đến mơi trường bên ngồi.

Trong kết quả phân tích tài chính, FNPV của dự án trên quan điểm tổng đầu tư và trên quan điểm chủ sở hữu lần lượt bằng -742 triệu USD và -649 triệu USD đều nhỏ hơn 0, FIRR thực của dự án và CĐT lần lượt bằng 5% và 3,35% đều nhỏ hơn WACC và chi phí vốn chủ sở hữu. Vì vậy, dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Dự án khơng khả thi do giá bán điện của EVN thấp, chi phí đầu tư và chi phí ngun liệu tăng cao trong đó giá than nhập khẩu tại dự án bằng 113,87 USD/tấn cao hơn nhiều lần so với giá than trong nước cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện như than cám 6b cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Yên Thế bằng 27 USD/tấn (Nguyễn Công Thơng, 2010),

Kết quả phân tích phân phối cho thấy những đối tượng được hưởng lợi là người tiêu dùng điện, người dân có đất bị giải toả, lao động tại dự án, ngân sách nhà nước. Những đối tượng bị thiệt là CĐT, ngành du lịch của tỉnh Khánh Hoà, phần còn lại của nền kinh tế.

Như vậy, luận văn đã trả lời được ba câu hỏi nghiên cứu trên, dự án không khả thi về mặt kinh tế, và khơng khả thi về mặt tài chính, xác định được những đối tượng hưởng lợi và bị thiệt hại từ dự án. Vì vậy, luận văn kiến nghị chính quyền không nên cấp phép thực hiện dự án này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định dự án nhiệt điện vân phong 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)