- Lợi nhuận sau thuế: 10 tỷ
3 Chứng từ có giá do TCTD khác phát hành mà các TCTD này có cổ phiếu không được niêm yết tại Sở giao
3.2.2 Bộ Tài Chính và các DN.
Hồn thiện chuẩn mực kế tốn Việt Nam.
Chuẩn mực kế toán là cơ sở pháp lý để các DN dựa vào đó đưa ra quyết định cho hoạt động kinh doanh, có chính sách đầu tư đúng đắn. Đối với Việt Nam trong những năm qua, chế độ kế toán đã từng bước hoàn thiện với các quy định thống nhất về hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng ngành, từng thành phần kinh tế.
Hiện nay, có thể nói mặc dù hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã có nhiều thay đổi và từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, tuy nhiên so với chuẩn mực kế tốn thế giới vẫn cịn nhiều thiếu sót (Quốc tế có 51 chuẩn mực, Việt Nam mới ban hành 26 chuẩn mực). Như vậy, đây là một rào cản cho quá trình hội nhập, gây lúng túng cho các chủ thể kinh tế và các nhà quản lý trong việc nắm bắt các thông tin một cách trung thực, khách quan phục vụ cho mục tiêu xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Vì thế, Bộ Tài Chính cần kịp thời ban hành các thơng tư, văn bản của các tài liệu, giải thích hướng dẫn thi hành luật kế toán và các chuẩn mực để chỉ rõ phương thức hạch toán chi tiết từng nghiệp vụ đồng thời đưa ra những mẫu biểu hướng dẫn
đối với việc ghi chép kế tốn và trình bày báo cáo tài chính. Bên cạnh đó từng bước hoan thiện các chuẩn mực kế toán.
Cần nghiêm khắc xử lý các DN kinh doanh không minh bạch, trốn thuế, gian lận chứng từ, ban hành những quy định có tính chất cưỡng chế đối với việc hạch tốn kế tốn và lập báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực và được kiểm tốn độc lập. Việc kiểm toán giúp nâng cao chất lượng thông tin DN cung cấp cho ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chấm điểm và xếp hạng DN thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng.
Việc thực hiện đúng các chế độ kế tốn, chuẩn mực trong cơng tác chứng từ giúp DN dễ tiếp cận nguồn vốn, kinh doanh hiệu quả hơn. Tuy nhiên đội ngũ những người làm nghề kế toán ở các DN, thậm chí cả các cán bộ ở các cơ quản lý chức năng còn chưa thật sự chủ động cập nhật, chưa nắm bắt hết được nội dung của các chuẩn mực làm cho hiệu quả công tác triển khai các chuẩn mực vào thực tiễn cịn hạn chế. Thói quen chờ đợi sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính rồi vận dụng máy móc tồn tại trong một bộ phận khơng nhỏ những người làm cơng tác kế tốn hiện nay. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.