Phân loại mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm an thiên đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

b. Ma trận IFE

1.2.3.2. Phân loại mục tiêu

Hệ thống mục tiêu của cơng ty có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Thông thường, các tiêu thức để phân loại các mục tiêu của công ty là thời gian, bản chất của mục tiêu, hình thức của mục tiêu, và tốc độ tăng trưởng.

Căn cứ theo thời gian, mục tiêu đƣợc chia thành 3 loại:

Mục tiêu dài hạn: là những mục tiêu đòi hỏi phải thực hiện trong một khoảng

thời gian dài, thường khoảng từ 5 năm trở lên. Những mục tiêu dài hạn thường gắn với những quyết định có tính chiến lược, phạm vi của thường mở rộng nhiều hơn so với mục tiêu trung hạn và ngắn hạn.

Mục tiêu trung hạn: là những mục tiêu nằm khoảng giữa những mục tiêu dài

hạn và ngắn hạn, thời gian thực hiện của mục tiêu trung hạn thường khoảng ba năm trở lại.

Mục tiêu ngắn hạn: là những mục tiêu có thời hạn thực hiện khoảng 1 năm trở

lại, thường gắn liền với các quyết định chiến thuật và tác nghiệp. Những mục tiêu ngắn hạn thường rất cụ thể và định lượng.

Căn cứ theo bản chất của mục tiêu có thể phân mục tiêu thành 3 loại: Những mục tiêu kinh tế: lợi nhuận, doanh thu, thị phần, năng suất, chất lượng

sản phẩm, vị thế cạnh tranh...

Những mục tiêu xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt

động từ thiện, vấn đề bảo vệ mơi trường, tạo ra hình ảnh của cơng ty trước cộng đồng xã hội.

Những mục tiêu chính trị: quan hệ tốt với các nhà trức trách địa phương, vận

động hành lang nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho hoạt động của công ty, tiếp cận và tạo các quan hệ với các cơ quan chính phủ nhằm nắm bắt kịp thời các thơng tin, tạo cơ hội đón nhận các đơn đặt hàng của chính phủ,..

Căn cứ theo cấp độ của mục tiêu có thể chia mục tiêu thành 3 loại:

Mục tiêu cấp cơng ty: là những mục tiêu có tính chất tổng quát và dài hạn hơn

so với cấp bậc mục tiêu khác, mục tiêu cấp công ty sẽ tạo cơ sở và định hướng cho các mục tiêu của cấp thấp hơn.

Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: gắn với từng đơn vị doanh chiến lược như

từng sản phẩm, từng ngành kinh doanh riêng biệt. Những mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh phải hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu cấp công ty và phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh trong ngành kinh doanh riêng biệt.

Mục tiêu cấp chức năng: thường gắn liền với mục tiêu cấp kinh doanh, tạo cơ

sở cho việc triển khai thực hiện mục tiêu cấp kinh doanh, tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện mục tiêu cấp kinh doanh. Phạm vi của mục tiêu cấp chức năng sẽ đề cập đến các hoạt động trong từng chức năng cụ thể như sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực,..

Căn cứ theo hình thức của mục tiêu có chia mục tiêu thành hai loại: Mục tiêu tăng trƣởng ổn định: là xác định một mức độ tăng trưởng ngang

bằng với mức tăng trưởng bình quân chung ngành, hoặc duy trì một tốc độ tăng trưởng như những năm trước đó.

Mục tiêu duy trì và ổn định: khi cơng ty có sự tăng trưởng nhanh trước đó

hoặc khi thị trường có những khó khăn, cơng ty có thể đặt ra mục tiêu là giữa vững những thành quả đã đạt được, duy trì mức hoạt động như nó đã đạt được và củng cố nó.

Mục tiêu suy giảm: là giảm tốc độ tăng trưởng xuống mức thấp hơn mức bình

qn chung tồn ngành, thậm chí có thể thu hẹp lại quy mơ hoạt động của công ty. Việc thực mục tiêu suy giảm có thể do những nguyên nhân khách quan như sự suy thoái của nền kinh, lạm phát quá cao, cạnh tranh quá khốc liệt,.. hoặc cũng có thể do những nguyên nhân chủ quan là công ty muốn củng cố sự tăng trưởng trong quá

khứ, tăng cường tính hiệu quả, từ bỏ những lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp. [13] [4] [10]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH dược phẩm an thiên đến năm 2020 (Trang 30 - 32)