Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 37 - 41)

1 .Tính cấp thiết

6. Kết cấu luận văn

1.3. Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm về quản lý nợ xấu

Sự tồn tại của nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế. Vì vậy, kiểm sốt và xử lý vấn đề nợ xấu luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của bất cứ NHTM nào.

Có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý nợ xấu trong các NHTM, theo Ủy ban Basel, quản lý nợ xấu NHTM được hiểu là:

“Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi

các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh, từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại ”.

Từ khái niệm “quản lý” được hiểu là hệ thống các hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm đạt mục tiêu quản lý đã đề ra thì: Quản lý nợ xấu là

tổng hợp các hoạt động có hệ thống, dựa trên những nguyên tắc nhất định để nhận diện, đo lường, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của NHTM an tồn và hiệu quả.

Theo đó, mục tiêu của quản lý nợ xấu là nhằm đảm bảo tính an tồn, hiệu quả của hoạt động tín dụng và khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Quản lý nợ xấu phải hướng vào mục tiêu kiểm sốt nợ xấu ở mức độ ngân hàng có thể chấp nhận trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng trong từng giai đoạn cụ thể. Hay nói các khác, quản lý nợ xấu là việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý bằng hệ thống các chính sách, biện pháp và cơng cụ quản lý của mỗi ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.3.2. Nội dung quản lý nợ xấu của NHTM

1.3.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách quản lý nợ xấu

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng: Đối với các ngân hàng thương mại, trong hoạt động kinh doanh luôn phải chú trọng đến công tác

quản lý nợ xấu. Theo Ủy ban Basel thì phịng ngừa và hạn chế nợ xấu là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được nợ xấu hiện tại và nợ xấu tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ nợ xấu trong phạm vi chấp nhận được.

Quản lý nợ xấu phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và khơng ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.

- Xây dựng chiến lược quản lý nợ xấu: Ngân hàng cần xác định được tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàng để từ đó đưa ra “khẩu vị rủi ro” – mức độ rủi ro có thể chấp nhận được hay là xác định một tỷ lệ nợ xấu tối đa cho phép duy trì, để từ đó hoạch định chiến lược quản lý nợ xấu phù hợp. Chiến lược quản lý nợ xấu phải giải quyết được các vấn đề quan trọng: Thái độ của ngân hàng trước các khoản dư nợ xấu; Mức độ chấp nhận nợ xấu của ngân hàng; Năng lực quản lý nợ xấu của ngân hàng.

- Xây dựng chính sách quản lý nợ xấu: Để thực thi chiến lược quản lý nợ xấu, trong từ thời kỳ, Ban điều hành đưa ra các chính sách phịng ngừa và hạn chế nợ xấu, là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong q trình cấp tín dụng.

+ Mức ủy quyền phán quyết là hạn mức tín dụng tối đa mà hội sở chính giao cho chi nhánh được toàn quyền quyết định.

+ Giới hạn rủi ro là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được để đảm bảo đạt được mức lợi nhuận tương ứng.

+ Quản trị danh mục cho vay.

Ngân hàng phải thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở các danh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ trong hạn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Đối với các khoản nợ nhóm 2 – Nợ

cần chú ý, ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng thì các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu. Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra các biện pháp quản lý các khoản nợ trên để đảm bảo chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thơng tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kỳ và đột xuất. Báo cáo định kỳ liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng, các trường hợp ngoại lệ (ví dụ: vượt hạn mức); các khoản nợ xấu và khó địi; các dấu hiệu cảnh báo sớm, dự phòng cho từng khoản dư nợ đơn lẻ, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

+ Rà sốt chính sách quản lý nợ xấu theo từng thời kỳ.

1.3.2.2. Xây dựng mơ hình quản lý nợ xấu

Mơ hình quản lý nợ xấu là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát nợ xấu nhằm khống chế nợ xấu trong một giới hạn trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức tín dụng.

Hiện nay, đang có hai mơ hình phổ biến được áp dụng. Đó là mơ hình quản lý nợ xấu tập trung và mơ hình quản lý nợ xấu phân tán.

a. Mơ hình quản lý nợ xấu tập trung

Là mơ hình trong đó quyền ra quyết định cấp tín dụng tập trung cho các cá nhân phê duyệt tín dụng độc lập hoặc một nhóm người (hội đồng tín dụng, ban tín dụng…). Mơ hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chun mơn của từng vị trí cán bộ làm cơng tác tín dụng.

- Tại Hội sở chính: Tách chức năng quyết định tín dụng với quản lý tín

dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý nợ xấu.

- Tại chi nhánh: Tách bạch các bộ phận, chức năng bán hàng (tập trung

chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng), chức năng phân tích tín dụng ( bao gồm: phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng…)

và chức năng tác nghiệp ( xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…)

+ Với mơ hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển, chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn khách hàng hồn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển tồn bộ hồ sơ và các thơng tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.

+ Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thơng tin, thu thập bổ sung thông tin qua các kênh lưu trữ ngân hàng, CIC, phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở đó, bộ phận này sẽ thực hiện phân tích, đánh giá tồn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả lên người có thẩm quyền để xem xét quyết định phê duyệt cấp tín dụng.

Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung được đưa ra nhằm kiểm sốt hoạt động thẩm định và phê duyệt tín dụng một cách chặt chẽ hơn. Mơ hình này hạn chế thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với đơn vị kinh doanh – đơn vị tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Vì vậy, ngồi việc kiểm sốt được hoạt động cấp tín dụng thì mơ hình này cịn tăng cường giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả, đồng thời giải phóng thời gian cho đơn vị kinh doanh để tập trung tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng doanh số.

b. Mơ hình quản lý nợ xấu phân tán

Là mơ hình phê duyệt tín dụng trong đó từng cán bộ lãnh đạo, ban lãnh đạo các đơn vị kinh doanh được quy định các mức phán quyết tín dụng cụ thể. Khi giá trị cấp tín dụng vượt thẩm quyền, các đơn vị kinh doanh phải trình hồ sơ lên cấp cao hơn phê duyệt. Mơ hình này chưa có sự tách biệt giữa 3 chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Các phịng ban tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu của một khoản cấp tín dụng. Mức phán quyết là mức tín dụng tối đa mà từng cán bộ lãnh đạo, ban lãnh đạo các đơn vị kinh doanh được quyền quyết định cho vay. Mơ hình này phát huy tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cán bộ nhân viên, giảm sức ép lên nhà quản trị. Tuy

nhiên, nhiều công việc tập trung vào một nơi, thiếu chuyên sâu, hoạt động tín dụng quản lý từ xa, khó kiểm sốt quy trình cấp tín dụng. Khơng đảm bảo tính chính xác và khách quan. Đối với mơ hình này, nhà quản trị phải xác định năng lực trình độ và kinh nghiệm của các bộ phận lãnh đạo trong quy trình cấp tín dụng để từ đó quy định thẩm quyền cấp tín dụng phù hợp, hiệu quả.

1.3.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nợ xấu

Xuất phát từ khái niệm quản lý nợ xấu là q trình nhận biết, phân tích, đánh giá, đo lường, từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của NHTM an toàn và hiệu quả.

Quản lý nợ xấu bao gồm 4 nội dung cơ bản:

Sơ đồ 1.1. Nội dung quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w