Kết quả khảo sát về nhận diện nợ xấu tại Agribank

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 75 - 79)

Chi nhánh Đức Thọ

TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (%) Điểm TB 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % I Nhận diện nợ xấu từ phía khách hàng 1

Nhận diện nợ xấu từ báo cáo tài chính của khách

hàng

4 22,22 5 27,78 4 22,22 3 16,67 2 11,11 2,67

2

Nhận diện nợ xấu từ hoạt động kinh doanh, quan

hệ với bạn hàng của khách hàng

3 16,67 4 22,22 5 27,78 2 11,11 4 22,22 3,0

3 Nhận diện nợ xấu từ giao

dịch ngân hàng 2 11,11 3 16,67 5 27,78 4 22,22 4 22,22 3,28 4

Nhận diện nợ xấu liên quan đến quản trị doanh

nghiệp

2 11,11 6 33,33 4 22,22 3 16,67 3 16,67 2,94

II

Nhận diện nợ xấu liên quan đến công tác quản

lý tín dụng của ngân hàng

1 Nhận diện nợ xấu từ hồ

sơ khoản vay 2 11,11 5 27,78 3 16,67 4 22,22 4 22,22 3,17 2

Nhận diện nợ xấu liên quan đến công tác quản

lý tín dụng

2 11,11 3 16,67 4 22,22 5 27,78 4 22,22 3,33

III

Nhận diện nợ xấu từ phía cơ quan chủ quản,

các cơ quan khác

4 22,22 5 27,78 3 16,67 4 22,22 2 11,11 2,72

Trung bình 3,02

Nhận xét:

Nhận diện nợ xấu là nhiệm vụ rất quan trọng của quản lý nợ xấu, nhận diện nợ xấu để ngăn ngừa, xử lý nợ xấu nhằm hạn chế rủi ro, bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho, nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng thấp nhất cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc nhận diện nợ xấu nói riêng và quản lý nợ xấu nói chung là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị Agribank huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Qua kết quả đánh giá Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về nhận diện nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ thì nhận diện nợ xấu qua bảng thống kê ta thấy các mức độ đạt tương đối tốt các tiêu chí đánh giá trung bình mức 3,02 và cao nhất 3,33; thấp nhất là 2,67. Kết quả đánh giá đó chứng tỏ nhận diện nợ xấu Agribank Đức Thọ là một trong những vấn đề quan trọng được đề cập và đã thực hiện tương đối tốt điều này phản ánh chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Đức Thọ đã có chuyển biến tốt hơn.

Trong q trình khảo sát, tác giả đã đưa ra nhiều cách nhận diện nợ xấu để đánh giá việc lựa chọn của ngân hàng được dễ dàng và phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Qua kết quả 7 nội dung được khảo sát thể hiện trong bảng, chúng ta có thể thấy cách nhận diện được đánh giá thực hiện đạt mức độ tốt hơn đó là Nhận diện nợ xấu liên quan đến cơng tác quản lý tín dụng 3,33; tiếp theo là Nhận diện nợ xấu từ hồ sơ khoản vay, Nhận diện nợ xấu từ giao dịch ngân hàng, Nhận diện nợ xấu liên quan đến quản trị doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ với bạn hàng. Cách thức nhận diện thực hiện yếu nhất là Nhận diện nợ xấu từ phía khách hàng, cụ thể là từ báo cáo tài chính của khách hàng 2,67. Điều đó có thể hiểu là ngân hàng nhận diện nợ xấu trong thời gian qua ở mức tương đối tốt, nhận diện nợ xấu chủ yếu từ hồ sơ khách hàng và những vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp, còn nhận diện từ trực tiếp từ khách hàng gặp nhiều khó khăn thực hiện so với các tiêu chí đề xuất chưa được tốt.

Như vậy, có nhiều cách nhận diện nợ xấu của NHTM nói chung. Tùy điều kiện của địa phương mà các chi nhánh có thể sử dụng phù hợp nhất để nhận diện nợ xấu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

2.3.3. Đo lường nợ xấu

Agribank chi nhánh Đức Thọ thực hiện đo lường nợ xấu theo quy định chung tồn hệ thống Agribank, đó là sử dụng một trong hai phương pháp sau: Phương pháp đo lường rủi ro định tính và phương pháp đo lường rủi ro định lượng.

Trong đó:

Phương pháp đo lường rủi ro định lượng

Phương pháp đo lường định lượng hoàn toàn dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ - các khoản nợ đang trong hạn bị suy giảm khả năng trả nợ sẽ khơng được nhận diện chính xác về rủi ro. Chính vì vậy việc áp dụng phương pháp định tính là bước tiến quan trọng giúp cho hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh Đức Thọ nói riêng hồn thiện cơng tác nhận diện, đánh giá, phân loại rủi ro, để từ đó xác định đúng bản chất rủi ro từng khoản nợ.

Phương pháp đo lường rủi ro định tính:

Theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng nông nghiệp&PTNT Việt Nam, hiện tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ đang áp dụng phương pháp đo lường rủi ro định tính đối với các trường hợp: Khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính thuộc đối tượng chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng; Khách hàng cá nhân /hộ có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên.

Hiện nay Agribank Đức Thọ đang thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, phân loại khách hàng vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính (gồm 14 chỉ tiêu) và phi tài chính (gồm 40 chỉ tiêu) của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh tồn diện về doanh nghiệp từ quy mơ, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng… Theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. và các nhóm được đánh giá như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là có khả năng thanh khoản cao, thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng có thu nhập ổn định trong quá khứ hoặc hiện tại và có thể dự đốn trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế. Có khả năng cạnh tranh trong ngành; ngành nghề kinh doanh ổn định và phát triển, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng AAA, AA, A.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi trong tương lai nhưng hiện tại có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng BBB, BB.

Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng B, CCC, CC.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khách hàng thường xuyên không trả được nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất cao, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng C.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cho vay đánh giá là khơng có khả năng thu hồi, mất vốn, gồm các khoản nợ của khách hàng được xếp hạng D.

Trên cơ sở kết quả xếp hạng khách hàng, Agribank Đức Thọ thực hiện việc phân loại nợ của khách hàng theo từng nhóm nợ phù hợp và trích lập DPRR, đồng thời sẽ có chính sách phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w