Bảng 2.9 Kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng năm 2017-2019
2.3.4. Ngăn ngừa nợ xấu
Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình phát triển của ngân hàng Agribank Chi nhánh Đức Thọ đã cụ thể hóa các văn bản, quy trình, quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam để quản lý ngăn ngừa nợ xấu.
Biện pháp ngăn ngừa nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ:
Xây dựng mơ hình quản lý nợ xấu
Từ năm 2010 trở lại đây, khi mà nợ xấu đặc biệt tăng cao ở một số NHTM do triển khai cách phân loại nợ mới, một số ngân hàng đã chú trọng và tìm tịi việc xây dựng mơ hình quản lý nợ xấu mới. Đối với Agribank Đức Thọ hiện nay đang thực hiện theo mơ hình quản lý nợ xấu phân tán, hoạt động quản lý nợ xấu phân tán ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định không tập trung ở hội sở mà dàn đều ở các cấp cơ sở.
Agribank Đức Thọ tuân thủ thực hiện việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng của Agribank, trong đó phân cấp ủy quyền cho Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh, trưởng các phịng giao dịch, phòng quan hệ khách hàng đồng thời quy định các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro tín dụng và các trường hợp cấp tín dụng khơng phải qua thẩm định rủi ro tín dụng. Cụ thể như sau:
- Thẩm quyền cấp tín dụng đối với Giám đốc chi nhánh loại II:
+ Đối với khách hàng pháp nhân tối đa 200 tỷ đồng, tối đa 100 tỷ đồng đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và tối đa 50 tỷ đồng đối với cá nhân trong trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm 100% ( cả gốc và lãi phát sinh) bằng số dư tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Agribank phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước trong suốt thời gian còn
dư nợ.
+ Các trường hợp khác thì thẩm quyền cấp tín dụng của Giám đốc chi nhánh loại II như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chi nhánh
Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo loại hình khách hàng
Pháp nhân, cá nhân vay
vốn phục vụ KD của DNTN Cá nhân Hạng A trở lên BBB; BB Hạng A trở lên BBB; BB Thẩm quyền cấp TD Cấp TD không đảm bảo Thẩm quyền cấp TD Thẩm quyền cấp TD Cấp TD không đảm bảo Thẩm quyền cấp TD 1 Huyện Đức Thọ 15 7,5 10 10 Theo điểm c, khoản 3, Điều 5, Quyết định 204/QĐ- HĐTV-TD ngày 24/4/2020 8
(Quyết định số 765/NHNo.HT-GĐ ngày 06/5/2020 của Giám đốc Agribank Tỉnh Hà Tĩnh )
Nội dung điểm c, khoản 3, Điều 5, Quyết định 204/QĐ-HĐTV-TD ngày 24/4/2020:
+ Khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống có nguồn trả nợ ổn định, thường xuyên từ tiền lương hàng tháng được áp dụng cấp tín dụng khơng có bảo đảm bằng tài sản với mức dư nợ tối đa bằng 36 tháng lương nhưng không vượt quá 500 triệu đồng.
+ Khách hàng cá nhân vay vốn khơng có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thẩm quyền cấp tín dụng đối với Giám đốc phịng giao dịch:
+ Tối đa 2 tỷ đối với một khách hàng.
+ Thẩm quyền cấp tín dụng khơng áp dụng biện pháp bảo đảm : tối đa 500 triệu đối với khách hàng Pháp nhân; đối với khách hàng cá nhân thực hiện theo điểm c, khoản 3, Điều 5, Quyết định 204/QĐ-HĐTV-TD ngày 24/4/2020 nhưng tối đa khơng q 2 tỷ.
+ Giám đốc Phịng giao dịch được cấp tín dụng đối với khách hàng pháp nhân tối đa 50 tỷ đồng, tối đa 25 tỷ đồng đối với cá nhân vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và tối đa 15 tỷ đồng đối với cá nhân trong trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm 100% ( cả gốc và lãi phát sinh) bằng số dư tiền gửi, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Agribank phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước trong suốt thời gian cịn dư nợ.
+ Phịng giao dịch khơng trình phê duyệt vượt thẩm quyền.
Việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:
- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của từng bộ phận, trình độ, năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền; Bảo đảm hiệu quả, an tồn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tn thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.
- Người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, các loại tài sản bảo đảm ...), quyết định giải ngân, quyết định xử lý thu hồi nợ vay (gốc và lãi), quyết định xử lý gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ….
- Việc phân cấp ủy quyền cho lãnh đạo phụ trách khối quan hệ khách hàng khác với lãnh đạo thuộc khối tác nghiệp (giải ngân) và lãnh đạo phụ trách quản lý rủi ro.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát cũng được Agribank Chi nhánh Đức Thọ thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. Tại Hội sở chính có ban kiểm tra kiểm sốt nội bộ, tại các chi nhánh Tỉnh có phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ. Cịn tại Agribank Đức Thọ chưa thành lập phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ nên công tác kiểm tra, giám sát khoản vay và danh mục cho vay được thực hiện qua từng khâu trong quy trình cấp tín dụng và được thực hiện bởi cán bộ nhân viên, lãnh đạo có thẩm quyền liên quan của chi nhánh.
Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện hầu hết các nội dung giám sát như: giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, thường xuyên gặp gỡ khách hàng và kiểm tra thực tế khách hàng. Cơng tác kiểm tra kiểm sốt trước, trong và sau khi cho vay cũng được Chi nhánh chú trọng. Agribank Đức Thọ quy định kiểm tra đối với các khoản vay sau khi ngân tối đa 7 ngày đối với khoản vay giải ngân bằng tiền mặt và tối đa 10 ngày đối với khoản vay giải ngân bằng chuyển khoản. Định kỳ 6 tháng 1 lần các cán bộ quan hệ khách hàng phải tiến hành kiểm tra, định giá lại tài sản bảo đảm, kiểm tra thực tế và phân tích tài chính của khách vay vốn, ngoài ra kiểm tra đột xuất khách hàng khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Bộ phận quản lý rủi ro chịu trách nhiệm giám sát danh mục cho vay của Chi nhánh và thực hiện chức năng và nhiệm vụ kiểm tra nội bộ gồm kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chun mơn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Đồng thời Chi nhánh cũng thành lập các tổ kiểm tra cơng tác tín
dụng, thực hiện kiểm tra chéo giữa các phòng nhằm kịp thời phát hiện các sai sót chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Kết luận:
Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêm túc. Chi nhánh đã có văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết về nội dung kiểm tra, thời hạn tiến hành kiểm tra... từ đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàng và cả khách hàng đối với khoản vay từ đó hạn chế được rủi ro xảy ra.
Đồng thời, việc tổ chức mơ hình kiểm tra kiểm sốt nội bộ định kỳ đã góp phần nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, kịp thời phát hiện và làm rõ chất lượng tín dụng. Tuy nhiên việc kiểm tra mới chỉ thực hiện trên các chứng từ kế toán chứng minh việc sử dụng vốn vay như phiếu chi (đối với khoản giải ngân bằng tiền mặt) và hóa đơn/phiếu nhập kho (đối với khoản giải ngân thanh tốn hàng hóa, dịch vụ) mà chưa kiểm tra được việc ghi nhận sổ sách kế tốn cũng như xác định được dịng tiền của khách hàng do đó rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và khơng thu nợ kịp thời khi tiền bán hàng hóa, dịch vụ được thanh tốn. Cán bộ làm cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ít, kiêm nhiệm, chủ yếu là trưng tập các cán bộ làm cơng tác tín dụng để kiểm tra nên hiệu quả của cơng tác kiểm tra còn nhiều hạn chế, việc phát hiện các sai sót, sai phạm chưa kịp thời. Nội dung kiểm tra theo các chun đề dập khn có sẵn, có chun đề kiểm trả làm để có báo cáo, mang tính hình thức, kết quả đem lại không nhiều.
Thấy rõ hơn ở kết quả khảo sát đánh giá công tác ngăn ngừa nợ xấu tại Agribank chi nhánh Đức Thọ như sau:
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá về các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ STT Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá (%) Tổng 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng vững mạnh 2 11,11 3 16,67 3 16,67 6 33,33 4 22,22 3,39 2 Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh 3 16,67 7 38,89 4 22,22 4 22,22 0 0 2,5 3 Xây dựng mơ hình và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng 4 22,22 3 16,67 6 33,33 3 16,67 2 11,11 2,78 4 Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng 2 11,11 3 16,67 5 27,78 5 27,78 4 22,22 3,5 Trung bình 3,04
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả 2019
Lãnh đạo Agribank Chi nhánh Đức Thọ đã chú trọng các biện pháp phòng ngừa nợ xấu từ xây dựng đội ngũ cán bộ, có các chế tài nhất định xây dựng mơi trường tín dụng lành mạnh, khơng vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, xử lý vi phạm các nghiệp vụ, trong đó có xử lý vi phạm nghiệp vụ tín dụng. Quy trình thủ tục vay chắc chắn, phát hiện dấu hiệu có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, định kỳ đánh giá lại giá trị của tài sản bảo đảm nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời khi giá trị tài sản sụt giảm. Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn, tạo mối quan hệ gần gũi nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người cho vay và người đi vay, từ đó sớm có những biện pháp kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất lợi có khả năng ảnh hưởng đến khoản vay.
Qua kết quả khảo sát trong bảng 2.10: Kết quả khảo sát đánh giá về các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ cho thấy ngăn ngừa nợ xấu tương đối tốt các biện pháp đánh giá mức trung bình là 3,04. Biện pháp tn thủ theo đúng quy trình quản lý tín dụng đánh giá cao nhất 3,5. Nội dung Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh được đánh giá thực thiện tốt với mức đánh giá 3,39; sau đó Xây dựng mơ hình và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng 2,78. Điều đó chứng tỏ việc ngăn ngừa nợ xấu của Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Đức Thọ được chú trọng thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ và củng cố, kiện tồn đội ngũ cán bộ ngân hàng để tăng khả năng theo dõi, xử lý của mình. Ngăn ngừa được nợ xấu là phương thức tốt nhất cần thực hiện để hạn chế nợ xấu của các NHTM.
2.3.5. Xử lý nợ xấu
* Các biện pháp mà Agribank Chi nhánh Đức Thọ dùng để xử lý nợ xấu phát sinh
Xử lý nợ xấu đã phát sinh là một biện pháp nhằm giảm lượng nợ xấu tại Ngân hàng. Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh Đức Thọ đã áp dụng nhiều biện pháp để tận thu nợ và xử lý nợ xấu một cách toàn diện. Cụ thể, trong giai đoạn
2017-2019 Agribank chi nhánh Đức Thọ đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu theo hướng dẫn của Hội sở ngân hàng Agribank như sau:
a. Đàm phán với khách hàng
Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ chính sách, các khoản nợ có khả năng thu hồi được. Ngân hàng xem xét khả năng trả nợ của khách hàng, sau đó tiến hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng. Biện pháp này chỉ đem lại hiệu quả khi khách hàng thực hiện đúng các cam kết của mình.
Trên thực tế ở Agribank Chi nhánh Đức Thọ áp dụng biện pháp này đem lại hiệu quả không cao, nếu ta cứ đàm phám với khách hàng nhiều lần (hẹn đi hẹn lại, cam kết đi cam kết lại) sẽ làm cho khách hàng càng chây ì, do vậy việc địi nợ càng trở nên khó khăn.
b. Các biện pháp khai thác nợ xấu
Trong xử lý nợ xấu, biện pháp khai thác nợ luôn được ưu tiên khi các khoản nợ được đánh giá có khả năng phục hồi năng lực trả nợ sau khi xử lý.