giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Các biện pháp xử lý nợ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Số Tiền Tỷ trọng Xử lý tài sản 0,8 17% 1,4 40% 1,8 30% Khởi kiện 0,6 13% 0 0% 1,5 24% Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng 3,2 70% 2,1 60% 2,8 46% Bán nợ cho VAMC 0 0% 0 0% 0 0% Tổng cộng 4,6 100% 3,5 100% 6,1 100%
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Agribank Đức Thọ
Qua bảng số liệu trên cho thấy Agribank Đức Thọ đã áp dụng triệt để các biện pháp nhằm xử lý nợ xấu. Các biện pháp chủ yếu bao gồm: Xử lý tài sản để thu nợ, Khởi kiện, xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phịng.
Khi các khoản nợ xấu khơng thể cơ cấu lại nợ, khách hàng chây ì khơng chịu trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ được nữa, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo (TSBĐ) nợ vay kể cả các BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền
với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hình thức ngân hàng bán tài sản trực tiếp cho người mua hoặc bán thống qua các trung tâm đấu giá. Ngân hàng lấy chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ tài chính được đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Quy trình xử lý nợ bằng tài sản đảm bảo phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và thủ tục mua/bán, đấu giá tài sản của ngân hàng.
Xử lý tài sản để thu nợ là biện pháp xử lý nợ xấu mang tính ổn định trong thời gian vừa qua: Năm 2017 thu hồi được 0,8 tỷ nợ xấu từ thanh lý tài sản, các năm sau thu hồi từ TSBĐ tăng so với năm trước. Tại NHNo&PTNT Việt Nam, các khoản nợ xấu có TSĐB nhưng khách hàng chây ỳ khơng chịu trả nợ hoặc khơng cịn khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ hồn thiện các thủ tục pháp lý để xử lý tài sản. Về nguyên tắc, ngân hàng hồn tồn có thể thu hồi được nợ xấu từ việc thanh lý tài sản. Tuy nhiên thực tế tại NHNo&PTNT Việt Nam việc thu hồi nợ gặp khơng ít khó khăn do giá trị tài sản giảm nhiều so với giá trị định giá ban đầu, tiến trình xử lý mất nhiều thời gian và thủ tục, sự hỗ trợ của các Ban, ngành để thu hồi nợ tại các địa phương cịn nhiều hạn chế, tài sản có tính đặc thù như nhà máy xi măng, dệt may, thủy sản... khó tìm được người mua trên thị trường. TSĐB trong nhiều khoản vay là tài sản bảo lãnh của bên thứ 3, việc bán tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Chi nhánh cũng như Agribank chưa có một quy trình cụ thể như: các bước tiến hành ra làm sao, gồm các giấy tờ gì, hồ sơ pháp lý ra làm sao… đối với từng loại tài sản (BĐS, máy móc, thiết bị). Việc xử lý tài sản này đều do CBTD tự mày mị, tự làm đến đâu hỏi đến đó nên mất rất nhiều thời gian và không hiệu quả. Cá biệt có những tài sản xử Ngân hàng thắng kiện nhưng đến khâu thi hành án lại gặp vướng mắc nên chưa giải quyết triệt để được. Cách làm của chi nhánh trong thời gian qua là vận động khách hàng tự đứng ra bán tài sản đảm bảo của mình để trả nợ cho ngân hàng.
Bên cạnh Xử lý tài sản để thu nợ, biện pháp quản lý nợ xấu rất đáng phải quan tâm tại Agribank Đức Thọ đó là Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng. Biện pháp này được sử dụng khi các biện pháp thu hồi khác không hiệu quả. Xử lý nợ xấu từ quỹ dự phịng mang tính chủ động cao nhưng nguồn gốc xử lý nợ chính là từ nội lực của ngân hàng cho nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.
Agribank Chi nhánh Đức Thọ đang thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, theo quyết định số: 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam. Theo đó, dư nợ tín dụng được phân loại thành 5 nhóm. Những khoản dự phịng rủi ro được hạch tốn vào chi phí hoạt động. Tỷ lệ trích lập dự phịng tương ứng gồm: + Trích lập dự phịng chung: Tỷ lệ trích lập 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. + Trích lập dự phịng cụ thể: Tỷ lệ trích lập đối với từng nhóm nợ a) Nhóm 1: 0% b) Nhóm 2: 5% c) Nhóm 3: 20% d) Nhóm 4: 50% e) Nhóm 5: 100%
Hội đồng xử lý rủi ro thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phịng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ, việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trở thành một trong số các biện pháp quan trọng nhất giúp Agribank Chi nhánh Đức Thọ xử lý nợ xấu.
Năm 2017, nợ xấu được xử lý từ quỹ dự phòng Agribank Đức Thọ là 3,2 tỷ đồng, năm 2018 giảm còn 2,1 tỷ đồng, năm 2019 tăng lên 2,8 tỷ đồng. Đây là biện pháp mà kết quả thu về từ xử lý nợ xấu chiếm tỷ trọng cao bên cạnh Biện pháp xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nợ xấu đã được xử lý một phần nhưng khoản nợ của khách hàng vẫn cần được theo dõi, đơn đốc trả nợ.
Mặt khác, vì khâu phân loại nợ chưa chính xác nên trích lập dự phịng chưa đầy đủ dẫn đến nguồn để xử lý nợ xấu từ quỹ dự phịng khơng lớn. Hơn nữa, tại chi nhánh vẫn cịn tâm lý vì gánh nặng chi phí nên việc trích lập dự phịng chưa thực sự được tuân thủ.
Bảng 2.13. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/số dư nợ xấu tại Agribank Đức Thọgiai đoạn 2017 - 2019giai đoạn 2017 - 2019 giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm
2018 Năm 2019
DPRR trích lập trong năm 5,7 3,4 5,2
Nợ xấu phát sinh trong năm 11 8,7 18,4
Nợ xấu được xử lý rủi ro 3,2 2,1 2,8
Tỷ lệ trích DPRR/Nợ xấu trong năm 52% 39% 28%
Tỷ lệ DPRR dành để xử lý nợ xấu 56% 62% 54%
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Agribank Đức Thọ
Kết quả trong bảng cho thấy việc trích dự phịng giai đoạn qua các năm 2017- 2018 thay đổi khơng nhiều. Các khoản xử lý bằng dự phịng năm 2019 có tăng so năm 2018 song trên thực tế dư nợ xử lý bằng dự phịng giảm nhẹ. Điều đó cho thấy việc trích và sử dụng dự phịng rủi ro tại Agribank Đức Thọ còn nhiều bất cập, dự phịng chưa thực sự trở thành cơng cụ xử lý nợ xấu hiệu quả. Các khoản nợ đã xử lý rủi ro ngân hàng vẫn tiếp tục theo dõi và tận thu nợ song trên thực tế, số nợ thu hồi sau xử lý rủi ro không nhiều.
Về biện pháp Bán nợ, theo thông tư 19/2013/TT- NHNN ngày 6/9/2013 “Quy định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của công ty VAMC”, Bán nợ cho VAMC là một biện pháp mới được áp dụng và được nhiều ngân hàng coi như “cây đũa thần” để phù phép nợ xấu. Vì rất nhanh chóng nợ xấu được đưa ra khỏi các báo cáo và tỷ lệ trích lập dự phịng giảm đi rất lớn, có lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên việc bán đi nợ xấu nhưng không thu được tiền mặt, phải trích lập dự phịng, nhận về trái phiếu đặc biệt với giá thấp hơn dư nợ nhưng không được hưởng lãi, nếu nợ xấu không được xử lý dứt điểm sau 5 năm sẽ được trả về cho ngân hàng với mức giá bán. Những điều này chứng tỏ bán nợ cho VAMC không phải là phép màu đối với các ngân hàng. Vì những lý do trên Agribank Đức Thọ chưa “mặn mà” với biện pháp này nên trong giai đoạn 2017-2019 Agribank Đức Thọ không xử lý nợ xấu bằng biện pháp bán nợ
Một thực tế có thể nhận ra là những biện pháp xử lý dứt điểm nợ xấu như bán tài sản để thu nợ, xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro chưa được sử dụng nhiều. Agribank Đức Thọ vẫn cịn đang áp dụng những biện pháp có thể giúp che giấu nợ xấu, không làm sạch nợ xấu một cách rốt ráo như Cơ cấu nợ, Cho vay tiếp để duy trì hoạt động. Ngân hàng cần có những chiến lược, giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Kết quả khảo sát chung về các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng Agribank