Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ ngoại bảng
2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ
2.3.2.1. Nhận diện nợ xấu
Công tác nhận biết nợ thể hiện sự chủ động phòng ngừa nợ xấu phát sinh tại ngân hàng. Điều này tạo cơ sở cho ngân hàng chủ động quản lý đối với các khoản nợ đang ở nhóm 1, nhóm 2 nhưng xuất hiện nguy cơ chuyển thành nợ xấu, từ đó có hướng xử lý kịp thời và hạn chế tối đa sự gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, nợ đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ở ngoại bảng cũng được xác định là đối tượng quản lý cùng với hai loại nợ có nguy cơ xấu và nợ xấu. Đó là sự đảm bảo việc xử lý nợ được xuyên suốt, liên tục, tận thu đến cùng.
Việc nhận biết nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đức Thọ theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR của Hội đồng thành viên Agribank ngày 30/05/2014 về ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của Agribank. Cụ thể, nợ xấu được nhận diện khi thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Agribank nơi cấp tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.