Thực trạng bộ máy quản lý nợ xấu tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 70 - 73)

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ ngoại bảng

2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ

2.3.1.2. Thực trạng bộ máy quản lý nợ xấu tại Chi nhánh

Bộ máy quản lý nợ xấu tại Agribank Đức Thọ được phân cấp từ hội sở xuống tận các phòng giao dịch, hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm và nguyên tắc chuyên biệt. cụ thể:

* Tại cấp độ chi nhánh: Hiện tại, tại cấp độ chi nhánh, Agribank Đức Thọ khơng thiết lập phịng ban chun biệt quản lý nợ xấu, mà chủ yếu làm những cơng việc cụ thể như sau:

• Bộ phận nằm trong biên chế của phịng Tín dụng phối hợp với 1 số thành phần trong Ban Giám đốc là bộ phận kiểm soát sau vay. Bộ phận kiểm soát sau vay có chức năng tương tự chức năng của bộ phận kiểm sốt nội bộ trực thuộc phịng Kiểm tra tại Hội sở, song có phạm vi hoạt động nội bộ chi nhánh. Trong đó, cơng việc cụ thể của bộ phận kiểm soát sau vay là định kỳ đi tới các phịng giao dịch kiểm tra cơng tác cấp tín dụng, lưu trữ tài sản bảo đảm ứng chiếu với quy trình cho vay, quy chế cho vay và quy chế nhận tài sản bảo đảm của Agribank. Ngoài ra, bộ phận kiểm sốt sau vay cịn có thẩm quyền kiểm tra đột xuất các khoản vay, thực tế khách hàng, mục đích sử dụng vốn, chất lượng tài sản bảo đảm của các khoản vay trong toàn chi nhánh theo lệnh của giám đốc chi nhánh.

tại chi nhánh do giám đốc chi nhánh làm trưởng phịng theo phương thức kiêm nhiệm. Các món nợ q hạn từ loại 3 trở lên tại các đơn vị phòng giao dịch sẽ được chuyển lên phòng xử lý nợ của chi nhánh và do giám đốc chi nhánh trực tiếp chỉ đạo để thu hồi nợ. Nghiệp vụ chủ yếu của phịng xử lý nợ bao gồm các cơng tác phân tích lại năng lực trả nợ, đưa ra kế hoạch thu nợ và kế hoạch xử lý tài sản bảo đảm, các giai đoạn tố tụng tại tịa án…

Mơ hình tổ chức quản lý nợ xấu của Agribank Chi nhánh Đức Thọ được xây dựng theo mơ hình quản lý phân quyền.

Cụ thể, Agribank Đức Thọ phân chia quyền hạn phán quyết tín dụng theo chiều dọc, trong đó cấp cao nhất là Giám đốc chi nhánh, cấp thấp nhất là các Giám đốc, Phó giám đốc phòng giao dịch như sau:

Sơ đồ 2.3. Phân chia quyền hạn phán quyết tín dụng tại Agribank

(Nguồn: Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR của Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam 2014”

Giám đốc chi nhánh: Có thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với những

khoản vay đã được Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh Tỉnh phê duyệt và có thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng và giấy tờ nhận nợ với những món vay đã được Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh Tỉnh phê duyệt đồng ý cấp tín dụng. Hiện tại giám đốc Agribank Đức Thọ được quyền phán quyết cấp tín dụng đối với các món tín dụng có trị giá đến 80 tỷ đồng (đối với khách hàng pháp nhân được xếp hạng A, AA, AAA), các món tín dụng có trị giá đến 50 tỷ đồng (đối với khách hàng pháp nhân được xếp hạng BB, BBB), các món tín dụng có trị giá đến 18 tỷ đồng (đối với khách hàng cá nhân được xếp hạng A, AA, AAA), các món tín dụng có trị giá đến

Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Giám đốc, phó giám đốc

12 tỷ đồng (đối với khách hàng cá nhân được xếp hạng BB, BBB), và được quyền ký kết Hợp đồng tín dụng, giấy tờ nhận nợ đối với các món vay được Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh Tỉnh phê duyệt, khơng kể trị giá món vay. Ngồi ra giám đốc chi nhánh có thẩm quyền quyết định miễn giảm các loại phí áp dụng trong giới hạn biên độ 30% so với quy định chung của Hội sở ngân hàng Agribank.

Phó Giám đốc chi nhánh: Phó Giám đốc chi nhánh có thẩm quyền phán

quyết tín dụng nếu được giám đốc chi nhánh có quyết định ủy quyền phán quyết cụ thể bằng văn bản.

Giám đốc phòng giao dịch: Giám đốc các phịng giao dịch có thẩm quyền

phán quyết tín dụng nếu được giám đốc chi nhánh có quyết định ủy quyền phán quyết cụ thể băng văn bản. Hạn mức tín dụng tối đa mà các giám đốc phịng giao dịch có thể được ủy quyền là 2 tỷ đồng. Các hồ sơ tín dụng mà các giám đốc phịng giao dịch có thẩm quyển phán quyết khơng phải mang trình lên phịng tái thẩm định tại chi nhánh.

Phòng tái thẩm định tại chi nhánh: Là bộ phận có chức năng tái thẩm định

tồn bộ hồ sơ tín dụng của chi nhánh. Tại Agribank Đức Thọ, bộ phận này chưa được tách thành phịng riêng biệt. Cơng tác tái thẩm định sẽ được Trưởng phịng tín dụng hoặc Phó giám đốc chi nhánh và giám đốc phòng giao dịch (tại các phòng giao dịch) xem xét cho vay đối với các món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc phịng giao dịch.

Với mơ hình quản lý phân tán như vậy, các chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản lý danh mục cho vay cũng như những rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh mình trong các giới hạn hướng dẫn của Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam. Chi nhánh khơng có bộ phận quản lý nợ xấu riêng, cán bộ tín dụng đảm nhận các cơng việc cho vay đối với khách hàng.

- Mơ hình này có nhược điểm như:

Thứ nhất: Mọi cơng việc đều tập trung tại một bộ phận, thiếu tính chun mơn

hóa nên có thể dẫn tới những nhận định và phán quyết mang tính chủ quan, sai lầm hoặc phát sinh yếu tố rủi ro đạo đức đối với cán bộ tín dụng.

Thứ hai: Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa, hoàn

toàn dựa vào số liệu chi nhánh báo cáo đưa lên, khiến cho hoạt động kiểm soát và quản lý nợ xấu của cả hệ thống ngân hàng trở nên kém hiệu quả.

Thứ ba: Do thống tin khơng được tập trung tại HĐQT nên các chính sách và

chiến lược quản lý nợ xấu khơng thường xun theo sát với tình hình tín dụng thực tế tại ngân hàng.

Kết luận:

Agribank Chi nhánh Đức Thọ sử dụng mơ hình quản lý phân tán nên hiệu quả quản lý nợ xấu tại chi nhánh kém: do việc một cán bộ tín dụng làm rất nhiều việc; cho vay, quan hệ khách hàng, xử lý hồ sơ, xử lý TSBĐ, quản lý nợ rủi ro… dẫn đến trình độ cán bộ khơng chuyển nghiệp, cơng việc nhiều lúc quá tải, chỉ chú trọng phát triển tín dụng mà thơi; Chi nhánh chưa có một bộ phận chun trách quản lý nợ xấu riêng; do đó chưa thể xây dựng chiến lược quản lý nợ xấu cho một chu kỳ dài, do đó hiệu quả quản lý nợ xấu khơng cao.

2.3.2. Thực trạng triển khai các hoạt động quản lý nợ xấu tại Chi nhánh

Thực trạng quản lý nợ xấu của Agribank chi nhánh Đức Thọ Hà Tĩnh được phản ánh lần lượt qua các nội dung: Nhận diện nợ xấu – Đo lường nợ xấu - Ngăn ngừa nợ xấu – Xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w