.Đo đường, đánh giá nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 45 - 46)

Trên cơ sở kết quả nhận diện, các NHTM sẽ tiến hành đo lường, đánh giá nợ xấu. Mục đích chính của đo lường nợ xấu là xác định mức độ rủi ro, khả năng không trả được nợ của khách hàng, đánh giá mức độ tác động của nợ xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, xác định các biện pháp để xử lý phù hợp.

Thông thường tại các NHTM hiện nay, kết quả đo lường, đánh giá nợ xấu được thể hiện thông qua kết quả phân loại nợ. Các khoản nợ tương đồng về mức rủi ro và khả năng không trả được nợ được phân vào cùng một nhóm. Việc phân loại thành bao nhiêu nhóm nợ và các nhóm được tính là nợ xấu tùy thuộc vào qui định của cơ quan giám sát ngân hàng từng quốc gia và hệ thống phân loại nợ nội bộ của

từng ngân hàng. Ví dụ ở Mỹ qui định: 5 nhóm nợ; Brazil: 9 nhóm nợ; Mexico: 7 nhóm nợ; Singapore: 5 nhóm nợ; Việt nam: 5 nhóm nợ…trên cơ sở đó qui định các nhóm thuộc nợ xấu. Một số nước khơng qui định cụ thể về số nhóm nợ mà cho phép các ngân hàng tự xác định và phân loại nợ theo hệ thống phân loại nợ nội bộ. Ví dụ ở Anh và Hà Lan các ngân hàng phân loại nợ theo hệ thống phân loại nội bộ, cơ quan quản lý ngân hàng định kỳ sẽ xem xét, đánh giá tính phù hợp của hệ thống phân loại nợ. Ở Pháp qui định các yêu cầu tối thiểu về đánh giá nợ mà khơng có hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ xấu, theo đó các ngân hàng tự xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

Khi đánh giá nợ nói chung và nợ xấu nói riêng, một khách hàng có nhiều khoản nợ, việc xác định nhóm nợ cho các khoản nợ của cùng một khách hàng vay ở các quốc gia cũng rất khác nhau. Phần lớn qui định khi một khoản nợ được coi là nợ xấu thì các khoản nợ khác của cùng một khách hàng vay phải được xếp cùng 1 nhóm nợ (Ví dụ: ở Pháp, Việt nam, Úc, Chi Lê, Ấn độ…). Một số nước khác qui định khi một khoản nợ là nợ xấu, các khoản nợ khác của cùng một khách hàng vay phải đánh giá lại, có thể xếp cùng nhóm hoặc khác nhóm nợ xấu tùy kết quả đánh giá. Theo quan điểm các nước này các khoản nợ khác của cùng một khách hàng có thể khơng xếp vào cùng nhóm nợ vì cịn tùy thuộc vào tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh và các hình thức đảm bảo khác của từng món vay riêng biệt (Ví dụ: Hồng Kông, Đức). Một số nước khác cho phép ngân hàng tự quyết định (Anh, Hà Lan, Trung Quốc). Thậm chí ở Nhật cho rằng các món nợ khác khơng cần đánh giá lại khi một trong số các món nợ của cùng một khách hàng bị chuyển sang nợ xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w