Cơ cấu tổ chức phòng giao dịch tại Agribank Đức Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 60 - 71)

(Nguồn: Phịng hành chính Nhân sự Agribank Đức Thọ)

Qua mơ hình tổ chức của chi nhánh Agribank Đức Thọ từ chi nhánh huyện đến phịng Giao dịch có thể thấy chi nhánh có mạng lưới phủ khắp tồn huyện, từ địa bàn thị trấn Đức Thọ đến các tận phòng Giao dịch liên xã đảm bảohoạt động

Ban Giám đốc Phịng Tín dụng Phịng Kế tốn – Ngân quỹ Phịng Hành chính Nhân sự Các Phòng giao dịch

kinh doanh của chi nhánh trở nên thuận lợi hơn. Việc duy trì sự ổn định và kinh doanh trên địa bàn rộng lớn, cho thấy sự điều hành, quản lý chặt chẽ, đúng đắn của ban Giám đốc chi nhánh cũng như sự nỗ lực của 36 cán bộ nhân viên của chi nhánh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đức Thọ

Giai đoạn 2017-2019 là giai đoạn đầy khó khan, thách thức với nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng, bởi ảnh hưởng khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng dịch vụ tài chính của Agribank vẫn ổn định và phát triển tạo tiền đề tích cực cho hoạt động dịch vụ của những năm tiếp theo.

Agribank Huyện Đức Thọ là chi nhánh loại 2 hạng 2 với các hoạt động chủ yếu trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn huyện Đức Thọ Hà Tĩnh.

2.1.3.1. Về huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động cơ bản, then chốt, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng; nguồn vốn huy động ổn định, dồi dào là cơ sở để mở rộng hoạt động cho vay và đầu tư, cũng như đảm bảo khả năng thanh toán và tăng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.

Bảng 2.1: Tình hình huy động của Agribank Đức Thọgiai đoạn 2017-2019.

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh số 2018/2017 Doanh số 2019/2018 +/- % +/- % Nguồn vốn huy động 1.569 1.715 146 9,31 1.985 270 15,74

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019

Agribank Đức Thọ luôn chú trọng phát triển nguồn vốn huy động của mình. Với các chính sách linh hoạt về lãi suất, kỳ hạn, đa dạng các hình thức huy động; kết hợp với những chương trình khuyến mại, dự thưởng và áp dụng các hoạt động Marketing phù hợp nên đã mang lại cho chi nhánh những kết quả tốt trong cơng tác huy động vốn. Nhìn vào bảng biểu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank Đức Thọ là tương đối cao cụ thể: năm 2017 chi nhánh huy

động được 1.569 tỷ đồng, đến năm 2018 đạt 1.715 tỷ đồng tăng so với năm 2017 là 146 tỷ đồng, tốc độ tăng 9,31%; năm 2019 đạt 1.985 tỷ đồng tăng so với năm 2018 là: 270 tỷ đồng, tốc độ tăng 15,74%. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Agribank Đức Thọ giai đoạn này luôn đạt cao, kết quả này thể hiện nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường huy động vốn trên địa bàn huyện.

2.1.3.2. Về sử dụng vốn

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, công tác huy động vốn là điều kiện để ngân hàng phát triển các hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn mà chủ yếu là hoạt động cho vay quyết định sự sống còn của ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động, Agribank Đức Thọ đã kịp thời cho vay với nhu cầu khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động cho vay, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tại Agribank Đức Thọ giai đoạn 2017-2019.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) +/- so với 2017 Số lượng Tỷ trọng (%) +/- so với 2018 I. Theo thời hạn 1 Ngắn hạn 492 61,81 522 61,34 559 60,63 2 Trung hạn 304 38,19 329 38,66 363 39,37

I. Theo loại tiền

1 Nội tệ 796 100 851 100 922 100

2 Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0

II. Theo thành phần kinh tế

1 Pháp nhân 19 2,39 12 1,41 6 0,65

3 Hộ GĐ và cá nhân 777 97,61 839 98,59 839 99,35

Tổng dư nợ 796 851 54 922 71

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017,2018, 2019

- Theo thời hạn: Từ bảng trên ta thấy dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu

hơn so với dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ: năm 2017 chiếm tỷ trọng 38,19% trong tổng dư nợ, năm 2018 chiếm tỷ trọng 38,66%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 39,37% và có xu hướng tăng lên qua các năm.

- Theo loại tiền: có thể thấy dư nợ cho vay của chi nhánh đều là từ cho vay

theo đồng nội tệ, điều này phản ánh nhu cầu vay vốn chủ yếu là nội tệ của khách hàng trên địa bàn, với nhu cầu vay ngoại tệ phục vụ xuất nhập khẩu chưa cao.

- Theo thành phần kinh tế: dư nợ của chi nhánh chủ yếu là từ cho vay đối

với hộ gia đình và cá nhân cụ thể: năm 2017 tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân là 97,61%, năm 2018 là 98,59%, năm 2019 là 99,35%.

Đặc điểm này phản ánh đặc trưng của NHNo&PTNT cho vay phục vụ phát triển Nông nghiệp nông thôn là hoạt động chủ yếu, với các khoản cho vay phục vụ phát triển lĩnh vực Nông nghiệp có doanh số nhỏ nhưng số lượng khách hàng và số món rất lớn.

Từ tình hình cho vay và cơ cấu dư nợ của Agribank Đức Thọ có thể thấy cơng tác sử dụng vốn của chi nhánh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn từ 2017-2019, kết quả này đạt được dựa trên cơ sở chi nhánh làm tốt công tác huy động vốn, đồng thời việc phát triển đa dạng các hình thức, kỳ hạn cho vay giúp đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện. Từ đó giúp mang lại lợi nhuận cho chi nhánh và đảm bảo thu nhập cho cán bộ nhân viên chi nhánh.

2.1.3.3. Các dịch vụ ngân hàng khác

Dịch vụ ngân hàng được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng và đem lại nguồn thu lớn nhất cho Ngân hàng trong tương lai. Tại Agribank Đức Thọ tuy hoạt động tín dụng vẫn đem lại nguồn thu lớn nhất nhưng hoạt động dịch vụ cũng ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước… Hiện nay, Chi nhánh cũng đang rất chú trọng trong việc phát triển, áp dụng các loại thẻ tín dụng, thẻ thanh tốn và thực hiện chi trả lương cho cán bộ nhân viên các doanh nghiệp vay vốn, trả lương hưu và trợ cấp BHXH trên địa bàn thành phố, thực hiện bán chéo sản phẩm của Công ty CP bảo hiểm ABIC, dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western

Union,…. Thu dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm qua.

2.1.3.4. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh củaAgribank Đức Thọ giai đoạn 2017-2019.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 1. Tổng thu nhập 136,4 149,4 169,4 - Thu từ tín dụng 124,6 91,34 141,7 94,85 162,9 96,16 - Thu từ dịch vụ 3,4 2,49 3,3 2,21 3,9 2,30 - Thu từ KDNH 0,3 0,22 0,2 0,13 0,2 0,12 - Thu khác 8,1 5,94 4,2 2,81 2,4 1,42 2. Tổng chi phí. 102,3 115,2 133,8 3. Chênh lệch 34,1 34,2 35,6

Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí năm 2017,2018,2019

- Trong năm 2018, tổng thu nhập tăng so với năm 2017 là 13 tỷ đồng (tương đương 9,53%), đạt 149,4 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 12,9 tỷ đồng (tương đương 12,61%) đạt 115,2 tỷ đồng, có thể thấy việc tăng quy mơ tín dụng và nguồn vốn kéo theo tăng thu nhập và chi phí của chi nhánh, tuy rằng mức tăng của thu nhập cao hơn tăng của chi phí nhưng chênh lệch thu chi của chi nhánh vẫn tăng 0,1 tỷ đồng so năm 2017, cho thấy kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm 2018 vẫn có hiệu quả.

- Năm 2019, tổng thu nhập tăng so với năm 2018 là 20 tỷ đồng (tương đương 13,39%) đạt 169,4 tỷ đồng; tổng chi phí tăng so năm 2018 là 18,6 tỷ đồng (tương đương 16,15%) đạt 133,8 tỷ đồng. Năm 2019 chỉ tiêu tổng thu nhập, chi phí đều tăng và tốc độ tăng cao hơn so với năm 2018 phù hợp với tốc độ tăng trưởng cả về nguồn vốn và dư nợ của chi nhánh, chênh lệch thu chi so với năm 2018: đạt 35,6 tỷ đồng, tăng 1,4 tỷ so năm 2018 (tốc độ tăng 4,09%).

Về cơ cấu thu nhập: có thể thấy rõ nguồn thu lớn nhất của chi nhánh vẫn là từ

hoạt động cho vay, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay luôn chiếm trên 90% cụ thể: năm 2017 là 91,34%; năm 2018 là 94,85%, năm 2019 là 96,16%, cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động cho vay đối với chi nhánh. Ngược lại, thu nhập

ngồi tín dụng ln chiếm tỷ trọng thấp dưới 10%, điều này cho thấy mặc dù chi nhánh đã có những nỗ lực trong phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm tăng nguồn thu tuy nhiên kết quả mang lại vẫn hạn chế, thu nhập của chi nhánh vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng.

2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam - Chi nhánh Đức Thọ Hà Tĩnh thôn Việt Nam - Chi nhánh Đức Thọ Hà Tĩnh

Nợ xấu được Agribank Chi nhánh Đức Thọ xác định bao gồm:

- Nợ xấu theo quy định phân loại nợ của NHNN theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN. Đó là các khoản nợ thuộc: Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 - nợ nghi ngờ; Nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn.

- Nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR đang hạch tốn ở ngoại bảng.

- Nợ chưa bị phân vào nhóm nợ xấu nhưng có dấu hiệu rủi ro (Nợ tiềm ẩn)

2.2.1. Dư nợ nội bảng theo các nhóm nợ

Nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ giai đoạn 2017 - 2019 có nhiều biến động, cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ, trước tiên ta xem xét thực trạng nợ xấu của chi nhánh dưới góc độ là các khoản nợ đang được theo dõi tại nội bảng, cụ thể:

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ tại AgribankChi nhánh Đức ThọChi nhánh Đức ThọChi nhánh Đức Thọ Chi nhánh Đức Thọ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) DN nhóm 1 790,6 99,33 842,8 99,04 906,7 98,34 DN nhóm 2 2,9 0,36 6,2 0,72 7,1 0,77 DN nhóm 3 0,2 0,02 1,0 0,12 5,5 0,60 DN nhóm 4 - 0,7 0,08 2,7 0,29 DN nhóm 5 2,3 0,29 0,3 0,04 - Tổng cộng 796 100 851 100 922 100

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR các năm 2017- 2019) Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dư nợ nội bảng theo nhóm nợ Agribank Chi nhánh Đức ThọĐức Thọ Đức Thọ

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR các năm 2017- 2019

Qua quan sát biểu đổ cơ cấu dư nợ nội bảng, có thể thấy được quy mơ và tỷ lệ giữa các nhóm dư nợ có sự thay đổi qua các năm. Dư nợ nhóm 1 vẫn chiếm tỷ lệ

cao trong tổng dư nợ, với tốc độ ổn định qua các năm. Có thể thấy được song song với q trình phát triển về quy mơ dư nợ, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng dần từ năm 2017 đến 2019 cả về số tuyệt đối và số tương đối so với tổng dư nợ. Năm 2017, tỷ lệ nợ nhóm 2 chiếm 0,36% tổng dư nợ, tỷ lệ này tăng lên 0,72% năm 2018 và 0,77% vào năm 2019. Nợ nhóm 2 năm sau cao hơn năm trước tiềm ẩn khả năng chuyển sang nhóm cao hơn do đến hạn khơng thu được nợ.

Trong 3 nhóm nợ 3,4,5 thì nhóm 5 có tỷ trọng cao nhất năm 2017, có xu hướng giảm dần đến năm 2019 khơng cịn nợ nhóm 5, chủ yếu là nợ nhóm 3 là 5,5 tỷ, nợ nhóm 4 là 2,7 tỷ. Tuy nhiên, đây vẫn là điều đáng lo ngại đối với Agribank Đức Thọ về tỷ lệ nợ xấu tăng ở mức cao, nguy cơ nợ nhóm 3, 4 nhảy lên nhóm 5 là có thể xảy ra. Vì hầu như các món nợ nhóm 3, 4 là khách hàng cũng đã rơi vào tình trạng mất khả năng tài chính hoặc khơng có thiện chí trả nợ, nguy cơ khó cứu vãn, gây ra rủi ro cao đối với ngân hàng.

2.2.2. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng

Bảng 2.5. Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu nội bảng Agribank Chi nhánh Đức Thọ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ 796 851 922

Dư nợ xấu thời điểm 31/12 2,5 2,0 8,2

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,31 0,24 0,89

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ và trích lập DPRR các năm 2017- 2019)

Bảng 2.5 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của Agibank chi nhánh Đức Thọ tăng dần từ năm 2017 đến 2019. Năm 2017 tổng dư nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 2,5 tỷ đồng, tỷ lệ 0,31%, năm 2018 là 2,0 tỷ đồng, năm 2019 là 8,2 tỷ đồng tỷ lệ 0,89% cao hơn so với năm trước và cao hơn nhiều so với chỉ tiêu kế hoạch tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh (0,5%), điều này phản ánh chất lượng tín dụng của Agribank Chi nhánh Đức Thọ đang có xu hướng khơng tốt.

Vì vậy, để đánh giá một cách tồn diện về tình hình nợ xấu tại Agribank Đức Thọ ta cần xem xét đến các khoản nợ được theo dõi tại ngoại bảng.

2.2.3. Cơ cấu dư nợ ngoại bảng

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ ngoại bảng tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dư nợ 2018/2017 Dư nợ 2019/2018 +/- % +/- % Dư nợ ngoại bảng 25 42 17 68 47 5 12

Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2017 - 2019)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ ngoại bảng

(Nguồn: Cân đối ngoại bảng năm 2017 - 2019)

Qua biểu đồ 2.2 cho thấy, Nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR đến cuối năm 2017 là 25 tỷ đồng, năm 2018 là 42 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2017 tương ứng tăng 17 tỷ đồng; năm 2019 là 47 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2018.

Nhìn chung, tình hình nợ xấu của Agribank Chi nhánh Đức Thọ cịn có xu hướng diễn biến theo chiều hướng bất lợi, khả năng thu hồi các khoản nợ suy giảm mạnh đối với cả các khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ đã được xử lý bằng quỹ DPRR. Trước tình hình nợ xấu như hiện nay Agribank chi nhánh Đức Thọ cần

thực hiện một cách nghiêm túc cơng tác quản lý nợ xấu, theo những chính sách nhất định và tăng cường hơn nữa công tác đánh giá, thẩm định khách hàng nhằm ngăn chặn ngay từ đầu nợ xấu có thể phát sinh.

2.3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đức Thọ

2.3.1. Cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý nợ xấu tại Chi nhánh

2.3.1.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý nợ xấu tại Chi nhánh

Vấn đề quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung cũng như vấn đề quản lý nợ xấu nói riêng của Agribank Chi nhánh Đức Thọ đều chịu sự chi phối, tác động của hành lang pháp lý dưới hình thức các văn bản cụ thể như sau:

Các văn bản của ngân hàng Nhà nước

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.

- Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2017

- Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đức thọ, hà tĩnh (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w