Đặc điểm của tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu hạn infonam (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÌNH ẢNHTHƢƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

1.6 Đặc điểm của tuyển dụng trong ngành công nghệ thông tin

1.6.1 Nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động một năm. Theo hƣớng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT, trong khi quy mô đào tạo chỉ đạt khoảng 600.000 ngƣời. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngành CNTT dƣờng nhƣ vẫn chƣa hề giảm sút. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ

phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trƣờng ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực nhƣ: tích hợp hệ thống, cơng nghệ di động, thƣơng mại điện tử, game... Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng nhƣ: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng... (Đại Học Lạc Hồng, 2014; Chí Thịnh, 204)

Theo thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thị trƣờng lao động TP.HCM (2014), qua hơn 1.200 doanh nghiệp, trong tháng 1/2014, ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất là CNTT với 13,28%. So với năm 2013, nhu cầu tuyển dụng ngành này tăng đến 54,69%. Đây có thể xem là sự trở lại “thời hoàng kim” của ngành CNTT. Bởi đã có thời các doanh nghiệp CNTT liên tục mở rộng, các trƣờng đại học, cao đẳng đua nhau mở ngành này nhƣng vài năm trở lại đây, ngành CNTT khơng đƣợc nhiều thí sinh quan tâm nữa (Đăng Nguyên, 2014).

1.6.2 Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong thị trƣờng nhân lực công nghệ thông tin công nghệ thông tin

Thị trƣờng nhân lực công nghệ thông tin những năm qua đã chứng kiến cuộc chạy đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong việc săn đón khơng những kỹ sƣ giàu kinh nghiệm mà còn kể cả các sinh viên vừa mới ra trƣờng và thậm chí là chƣa tốt nghiệp. Cuộc chạy đua trở nên càng khốc liệt hơn khi Việt Nam đƣợc đánh giá là những quốc gia đầy tiềm năng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi tham gia vào ngành gia cơng phần mềm. Điển hình của dịng chảy đầu tƣ nƣớc ngoài này là sự gia nhập thị trƣờng Việt Nam của nhiều các công ty đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nhƣ: Renesas, Robert Bosch, Harvey Nash, Aricent, Global Cybersoft. Cùng với đó, các đối thủ cạnh tranh nội địa trong cuộc chạy đua nhân lực cơng nghệ thơng tin có thể kể là TMA Solutions, FPT, VNG. Các đối thủ nội và ngoại kể trên đều là những doanh nghiệp có số lƣợng nhân viên trên 500 ngƣời và là những thƣơng hiệu nhà tuyển

dụng hay xuất hiện trong các hội chợ việc làm tại các trƣờng đại học và trên trang web việc làm vietnamworks.com và các trang web việc làm khác.

Công ty TNHH InfoNam không những đang phải đối mặt với những đối thủ lớn nhƣ kể trên trong việc tìm kiếm các hợp đồng gia cơng phần mềm với các đối tác trong và ngồi nƣớc mà cịn cạnh tranh trực tiếp với họ trong việc lôi kéo, thu hút nhân tài về phía mình. Cuộc đua thu hút nhân lực trong ngành công nghệ thông tin càng khốc liệt hơn khi mà các đối thủ đều đang có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí có đối thủ chỉ cách InfoNam vài bƣớc chân trong công viên phần mềm Quang Trung nhƣ TMA, Global Cybersoft, FPT…

TĨM TẮT CHƢƠNG 1:

Chƣơng này đã trình bày cơ sở lý thuyết về thƣơng hiệu trong marketing và các lý thuyết tuyển dụng trong quản trị nguồn nhân lực, từ đó dẫn đến việc giới thiệu về lý thuyết thƣơng hiệu nhà tuyển dụng, là sự kết hợp giữa lý thuyết thƣơng hiệu trong marketing với lý thuyết tuyển dụng trong quản trị nguồn nhân lực. Kết thúc chƣơng này, mơ hình thuộc tính cơng dụng – biểu tƣợng bao gồm 6 thuộc tính cơng dụng (hoạt động xã hội, cơ hội du lịch, lƣơng thƣởng, cơ hội thăng tiến, sự an tồn cơng việc, sự đa dạng cơng việc) và 5 thuộc tính biểu tƣợng (sự chân thành, sự sáng tạo, năng lực, danh tiếng và sự mạnh mẽ) đƣợc lấy làm nền tảng để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Chƣơng tiếp theo sẽ trình bày thực trạng thƣơng hiệu nhà tuyển dụng của InfoNam dựa trên dữ liệu có đƣợc sau khi tiến hành khảo sát.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH THƢƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG CỦA CÔNG TY TNHH INFONAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty trách nhiệm hữu hạn infonam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)