Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn việt nam (Trang 48 - 52)

Chương 2 : Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank

2.2 Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ của Agribank

Điều chuyển vốn nội bộ Agribank được thực hiện thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ, ký hiệu tài khoản là TK519. Tại mỗi chi nhánh có một bảng cân đối kế tốn. TK519 trên cân đối của chi nhánh có thể dư Nợ hoặc dư Có. Dư Nợ TK519 thể hiện chi nhánh thừa vốn điều về Hội sở chính, dư Có TK519 thể hiện chi nhánh thiếu vốn và nhận vốn từ Hội sở chính.

Tại Hội sở chính có một bảng cân đối (cân đối 1000) đối ứng với các chi nhánh. TK519 trên cân đối 1000 có các tiểu khoản chi tiết cho từng chi nhánh. Dư Có TK519 chi tiết của cân đối 1000 thể hiện số vốn thừa của chi nhánh. Dư Nợ TK 519 chi tiết thể hiện số vốn Hội sở chính giao về cho chi nhánh sử dụng. TK 519 tổng hợp trên cân đối 1000 dư Nợ thể hiện số vốn Hội sở chính chuyển về các chi nhánh thiếu, dư Có thể hiện số vốn các chi nhánh thừa chuyển vốn về Hội sở chính. Chênh lệch dư Nợ lớn hơn dư Có thể hiện số vốn tồn ngành đang thiếu, chênh lệch dư Có lớn hơn dư Nợ thể hiện số vốn toàn ngành đang thừa.

Thị trường Hội sở chính Cho vay Huy động Huy động Cho vay

Chi nhánh thiếu vốn Chi nhánh thừa vốn

Hình 2.1 : Điều chuyển vốn nội bộ Agribank.

Đ/C vốn cho chi nhánh thiếu

Đ/C vốn của chi nhánh thừa

Dư nợ TK 519 Dư có TK 519 Cân đối 1000 Dư Nợ TK 519 Dư Có TK 519 (Thừa vốn tồn ngành)

Tại Hội sở chính, khơng cần bảng cân đối của các chi nhánh, chỉ cần dựa trên bảng cân đối 1000 đã có đủ số liệu thừa thiếu vốn của từng chi nhánh trực thuộc. Việc tính tốn thừa thiếu vốn, tính tốn các khoản lãi phải thu phải trả trong điều chuyển vốn với các chi nhánh đơn giản và được thực hiện tại Hội sở chính, với ít lao động thủ công hoặc những phần mềm tính tốn đơn giản.

Các chi nhánh cũng dễ dàng kiểm tra các khoản lãi phải thu, phải trả với Hội sở chính thơng qua số dư hàng ngày trên TK519 và lãi suất điều chuyển vốn do Hội sở chính thơng báo, bằng những phép tính thủ cơng, đơn giản.

Chênh lệch thừa vốn của chi nhánh (dư Nợ TK 519 tại chi nhánh) được Hội sở chính trả lãi theo lãi suất điều chuyển vốn; Chênh lệch thiếu vốn của chi nhánh (dư Có TK 519 tại chi nhánh) Hội sở chính thu lãi theo lãi suất điều hịa vốn.

Tình hình điều chuyển vốn nội bộ Agribank những năm qua : Bảng 2.1 : Số liệu liên quan điều chuyển vốn nội bộ Agribank.

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1. Huy động vốn 363.001 434.331 474.491 506.316 557.028 626.390

Tăng trưởng so năm trước - 20% 9% 7% 10% 12%

2. Dư nợ tín dụng 288.993 361.960 414.755 443.877 480.453 530.600

Tăng trưởng so năm trước - 25% 15% 7% 8% 10%

3. ĐCV từ HSC về CN 34.511 17.489 6.997 23.018 21.568 65.811

Tỷ trọng so dư nợ TD 12% 5% 2% 5% 5% 12%

4. ĐCV từ CN về HSC 32.919 13.398 6.828 25.286 23.796 49.604

Tỷ trọng so Huy động vốn 9% 3% 1% 5% 4% 8%

5. Thừa thiếu vốn (4-3) -1.592 -4.091 -169 2.268 2.228 -16.207 (Nguồn : Báo cáo thường niên Agribank và CĐKT Trung tâm thanh toán Agribank).

Lãi suất điều hịa vốn được Hội sở chính cơng bố từng thời kỳ, là lãi suất không phân biệt kỳ hạn, do Ban Kế hoạch – Nguồn vốn xây dựng trên cơ sở cung cầu thị trường và định hướng của Agribank.

Việc tính tốn sốn vốn thừa, thiếu; số lãi chi nhánh phải trả cho Hội sở chính hay Hội sở chính phải trả cho chi nhánh do Ban Tài chính – Kế tốn tính tốn trên cơ sở số dư hàng ngày của TK519 và lãi suất điều chuyển vốn do Ban Kế hoạch – Nguồn vốn đưa ra.

Trong các năm từ 2008 đến 2013, tỷ trọng điều chuyển vốn từ chi nhánh về HSC Agribank chiếm từ 1% - 9% so tổng số vốn các chi nhánh huy động; trong khi điều chuyển vốn từ HSC về các chi nhánh để cho vay chỉ chiếm từ 2% đến 12% so tổng dư nợ cho vay tại các chi nhánh.

Riêng năm 2009 là năm Agribank có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tính trên các chỉ tiêu tổng tài sản (20%), tổng nguồn vốn huy động (20%), tổng dư nợ cho vay (25%); Nhưng cũng trong năm này điều chuyển vốn từ chi nhánh về HSC chỉ chiếm 3% trên tổng huy động vốn toàn ngành, 97% vốn huy động được các chi nhánh tự cân đối số vốn đã huy động để cho vay; và điều chuyển vốn từ HSC đến các chi nhánh thiếu vốn chỉ chiếm 5% tổng dư nợ các chi nhánh cho vay, các chi nhánh thiếu vốn cũng tự huy động được 95% vốn tại địa phương để cho vay.

Điều này cho thấy với việc sử dụng phương pháp Một hồ chứa với cách điều chuyển phần chênh lệch trong điều chuyển vốn nộ bộ, các chi nhánh chủ yếu tự cân đối vốn để cho vay, rất ít sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển từ HSC; HSC Agribank cũng gặp hạn chế trong việc điều hịa vốn tồn hệ thống phục vụ cho mục tiêu thanh khoản và nâng cao hiệu quả đồng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn việt nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)