Chương 3 : Hoàn thiện điều chuyển vốn nội bộ Agribank
3.6 Các giải pháp về tổ chức điều chuyển vốn nội bộ Agribank
3.6.1 Các giải pháp về hệ thống tổ chức Agribank.
3.6.1.1 Giai đoạn chuyển tiếp.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, áp dụng phương pháp Một hồ chứa với cách thức điều chuyển vốn toàn bộ :
Tại Hội sở chính : Agribank thành lập Trung tâm vốn tại Hội sở chính trên cơ sở chuyển từ Ban Kế hoạch – Nguồn vốn hoặc thành lập mới và tách một số chức năng liên quan từ Ban Kế hoạch – Nguồn vốn (xây dựng lãi suất điều chuyển vốn bình quân, quản trị rủi ro thanh khoản) và một số chức năng từ Ban tài chính – Kế tốn (tính tốn các khoản lãi phải thu, phải trả trong điều chuyển vốn với các chi nhánh). Trong giai đoạn này Trung tâm vốn có nhiệm vụ xây dựng chế độ điều chuyển vốn theo phương pháp Khớp kỳ hạn, thiết lập phần mềm chuyên dụng và tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên tại trung tâm và đội ngũ lãnh đạo chi nhánh.
Tại các chi nhánh : Áp dụng cách điều chuyển toàn bộ, các chi nhánh khơng cịn quản lý rủi ro thanh khoản, nhưng với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ là lãi suất hiện hành, định kỳ thay đổi thì các chi nhánh vẫn còn chịu rủi ro lãi suất. Vì vậy tại chi nhánh vẫn còn tồn tại phòng Kế hoạch – Nguồn vốn, nhưng giảm nhân sự vì giảm chức năng quản trị rủi ro thanh khoản.
3.6.1.2 Giai đoạn thí điểm.
Tại Hội sở chính : Trung tâm vốn bổ sung thêm chức năng quản trị rủi ro lãi suất, xây dựng lãi suất điều chuyển vốn bình qn theo kỳ hạn, đa dạng hóa kỳ hạn …
Tại các chi nhánh : Bỏ phòng Kế hoạch – Nguồn vốn hoặc giảm thiểu nhân sự vì chi nhánh khơng trực tiếp quản trị rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản mà chuyển sang mơ hình quầy giao dịch bán hàng.
Trong giai đoạn chính thức áp dụng phương pháp Khớp kỳ hạn vào điều chuyển vốn nội bộ :
Tại Hội sở chính : Trung tâm vốn hoàn thiện tổ chức và chức năng nhiệm vụ với các chức năng chính : Lập, giao, quyết tốn chỉ tiêu huy động vốn và cho vay cho các chi nhánh (khơng cịn chỉ tiêu thừa, thiếu vốn); xây dựng và sử dụng công cụ đường cong lãi suất điều chuyển vốn; Quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản toàn ngành.
Tại các chi nhánh : Khơng cịn phịng Kế hoạch – Nguồn vốn; chi nhánh khơng cịn tự cân đối vốn, khơng cịn quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản; chi nhánh chuyển hoàn toàn thành điểm bán hàng của Agribank.
3.6.2 Các giải pháp khác.
Các nội dung sau cần phải thực hiện trong hai năm 2015 và 2016.
Về chế độ, quy định.
Ban hành văn bản quy định trong điều chuyển vốn nội bộ thay thế các văn bản trước đây trong lĩnh vực Kế hoạch – Nguồn vốn, điều chuyển vốn nội bộ.
Xây dựng bảng lãi suất điều chuyển vốn theo kỳ hạn, hướng dẫn chi tiết các định nghĩa kỳ hạn (kỳ hạn bao nhiêu ngày được tính theo một mức lãi suất điều chuyển vốn cụ thể).
Xây dựng chi tiết cách tính tốn thu nhập của từng khoản huy động hay chi phí vốn của từng khoản cho vay tại chi nhánh phù hợp thực tế về việc rút trước (trả nợ trước hạn), rút đúng hạn (trả nợ đúng hạn), rút trễ hạn (trả nợ trễ hạn), nợ được gia hạn, nợ chuyển quá hạn; phù hợp các đặc điểm riêng của sản phẩm như gửi góp, vay trả góp, nhận và trả lãi đầu kỳ, cuối kỳ, định kỳ …
Chuẩn hóa các nguyên tắc điều chỉnh lãi suất đối với các sản phẩm có lãi suất thả nổi (huy động vốn hay cho vay định kỳ điều chỉnh lãi suất) để từ đó có nguyên tắc điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn phù hợp, đảm bảo NIM(L)/NIM(D) của giao dịch ổn định, tránh rủi ro lãi suất cho chi nhánh.
Về công nghệ thông tin.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Agribank đã đầy đủ. Cơ sở dữ liệu lưu trữ các giao dịch đã có và tương đối phù hợp.
Agribank chỉ cần chỉnh sửa phần mềm kế toán khách hàng hiện hành, đưa thêm yếu tố lãi suất điều chuyển vốn nội bộ gắn với dữ liệu từng giao dịch.
Xây dựng phần mềm tính tốn (độc lập hoặc tính hợp trong chương trình kế tốn khách hàng) quét các dữ liệu giao dịch để tính tốn lãi suất cho vay, lãi suất huy động bình quân theo kỳ hạn; tính tốn kết quả huy động vốn, kết quả cho vay của từng chi nhánh theo các tiêu chí quản lý (khách hàng, sản phẩm, giao dịch viên …); tính tốn thu nhập chi nhánh được hưởng hoặc chi phí vốn chi nhánh phải trả theo các tiêu chí quản lý (khách hàng, sản phẩm, giao dịch viên …).
Về con người vận hành.
Cần thay đổi nhận thức của đội ngũ lãnh đạo chi nhánh khi chuyển từ phương pháp Một hồ chứa sang phương pháp Khớp kỳ hạn, vì khi chuyển sang phương pháp Khớp kỳ hạn thì đồng thời chi nhánh chuyển từ mơ hình “ngân hàng con” thành điểm
giao dịch bán hàng, và lợi nhuận của từng chi nhánh biến động mạnh khi thay đổi phương pháp điều chuyển vốn.
Tại Trung tâm vốn tuyển chọn, đào tạo đội ngũ chuyên viên giỏi trong việc xây dựng lãi suất điều chuyển vốn, hiểu và nắm bắt kịp thời định hướng điều hành, thông hiểu thị trường tiền tệ, thị trường vốn, những biến động lãi suất thị trường, quản lý rủi roa lãi suất, rủi ro thanh khoản của ngân hàng …
Tập huấn điều chuyển vốn nội bộ theo phương pháp Khớp kỳ hạn cho toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên toàn hệ thống .
Về hệ thống cân đối kế toán.
Khi áp dụng phương pháp khớp kỳ hạn, chỉ cần bảng cân đối tồn hệ thống mà khơng cần bảng cân đối từng chi nhánh, không cần sử dụng TK519 để theo dõi thừa thiếu vốn, vì khi sử dụng phương pháp Khớp kỳ hạn, chỉ sử dụng dữ liệu chi tiết các khoản huy động vốn và các khoản cho vay để tổng hợp quy mô hoạt động của từng chi nhánh cũng như tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch tài chính, cơ cấu lợi nhuận chi nhánh theo sản phẩm, theo khách hàng và theo giao dịch viên.