Phân tích cách thức điều chuyển vốn nội bộ của Agribank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn việt nam (Trang 52)

Chương 2 : Phân tích thực trạng điều chuyển vốn nội bộ Agribank

2.4 Phân tích cách thức điều chuyển vốn nội bộ của Agribank

Cách điều chuyển vốn nội bộ mà Agribank đang áp dụng dựa trên số liệu thừa thiếu vốn toàn chi nhánh. Trong các năm từ 2008 đến 2013, điều chuyển vốn từ các chi nhánh thừa vốn về HSC chỉ chiếm từ 1% đến 9% tổng nguồn vốn huy động, điều chuyển vốn từ HSC về chi nhánh thiếu vốn chỉ chiếm từ 2% đến 12% dư nợ tín dụng (bảng 2.1).

Đối chiếu với lý thuyết điều chuyển vốn nội bộ NHTM, cách thức điều chuyển vốn nội bộ Agribank đang áp dụng là cách điều chuyển phần chênh lệch, không điều chuyển toàn bộ.

Với cách điều chuyển vốn phần chênh lệch, các chi nhánh tự cân đối nguồn vốn để cho vay, phần vốn thừa thiếu được Hội sở chính bù đắp thơng qua điều chuyển vốn nội bộ. Hàng năm Hội sở chính giao hạn mức thừa vốn (là hạn mức tối thiểu chi nhánh không được để thấp hơn) đối với chi nhánh thừa vốn; hoặc hạn mức thiếu vốn (là hạn

mức tối đa chi nhánh không được phép vượt) đối với chi nhánh thiếu vốn. Cách quản lý này làm cho chi nhánh hoạt động như một ngân hàng “con”, chi nhánh tự lo vốn để cho vay, tự tìm đầu ra cho số vốn đã huy động, tự quản lý thanh khoản của mình. Điều này dẫn đến những hệ quả sau :

Chi nhánh thiếu tập trung phát triển kinh doanh, bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt vì phải lo thanh khoản. Ví dụ khi có khoản cho vay được đánh giá tốt, nhưng chi nhánh không thể thực hiện vì thiếu vốn, từ đó chi nhánh sẽ từ chối cho vay những dự án tốt, hoặc sẽ huy động vốn với giá cao; ngược lại những chi nhánh thừa vốn sẽ không tiếp tục nhận tiền gửi hoặc đẩy mạnh cho vay với lãi suất thấp hoặc cho vay dưới chuẩn.

2.5 Phân tích việc sử dụng các cơng cụ điều chuyển vốn nội bộ của Agribank.

Bảng 2.2 : Quan hệ cung cầu vốn và lãi suất điều chuyển vốn nội bộ Agribank Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Huy động vốn 363.001 434.331 474.491 506.316 557.028 626.390 2. Dư nợ tín dụng 288.993 361.960 414.755 443.877 480.453 530.600 3. ĐCV từ HSC về CN 34.511 17.489 6.997 23.018 21.568 65.811 Tỷ trọng so dư nợ TD 12% 5% 2% 5% 5% 12% 4. ĐCV từ CN về HSC 32.919 13.398 6.828 25.286 23.796 49.604 Tỷ trọng so Huy động vốn 9% 3% 1% 5% 4% 8% 5. Thừa thiếu vốn (6-5) -1.592 -4.091 -169 2.268 2.228 -16.207 6. Lãi suất cho vay BQ 15,17% 10,88% 15,54% 17,71% 16,67% 14,61% 7. Lãi suất ĐCV nội bộ 13.20% 9,25% 10,50% 17,00% 12,50% 10,00% 8. Lãi suất HĐV BQ 11,83% 7,14% 9,73% 12,39% 11,25% 9,26% (Nguồn : Báo cáo tổng kết Trung tâm thanh toán Agribank).

Lãi suất điều chuyển vốn Agribank là một đường thẳng không phân biệt kỳ hạn, là lãi suất bình quân (hình 1.5).

Trong các năm 2007, 2008 với sự bùng nổ giá bất động sản; cầu tín dụng tăng đã đẩy lãi suất cho vay tăng cao (15,17%/năm); vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng, Agribank đã đưa lãi suất điều chuyển vốn nội bộ lên 13,2%/năm. Kết quả sau đó là sự bùng phát mạnh cả về huy động vốn và cho vay; năm 2009 huy động vốn tăng trưởng 20% trong khi tín dụng tăng trưởng đến 25%.

Trong các năm 2009, 2010 bằng việc quy định room tín dụng và lãi suất trần; NHNN đã xiết chặt tốc độ tăng trưởng của các NHTM và chặn đứng cuộc đua lãi suất. Kết quả lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của Agribank đã giảm còn 9,25% /năm (2009) và 10,5%/năm (2010); lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn ngay trong năm 2009 đã giảm còn 10,88%/năm và 7,14%/năm; tăng trưởng huy động vốn năm 2010 giảm còn 9% trong khi tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao 15% (room của Agribank 16%). Điều này tiếp tục gây khó khăn cho thanh khoản của Agribank.

Trong các năm 2010, 2011 Agribank và các NHTM đối phó với tình trạng mất thanh khoản trầm trọng, các NHTM đua lách lãi suất (đỉnh điểm là sự kiện Techcombank, ngày 8/12/2010, Techcombank cơng bố thực hiện chương trình “3 ngày

vàng” với lãi suất 17,6%/năm, tạo tiền đề cho các NHTM nhỏ chuyển sang thỏa thuận ngầm với khách hàng với lãi suất 17 – 18%/năm), năm 2011 lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của Agribank đã tăng lên đến 17%/năm.

Trong các năm 2012, 2013 tình hình thanh khoản của nền kinh tế, của Agribank đã được cải thiện tốt hơn, tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn hàng năm lớn hơn tăng trưởng tín dụng. Năm 2012 huy động vốn tăng 10%, tín dụng tăng 8%; năm 2013 các tỷ lệ này lần lượt là 12% và 10%. Lãi suất điều chuyển vốn được Agribank giảm dần xuống còn 12,5% năm 2012 và 10% năm 2013.

Một điều đáng lưu ý là mặc dù điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn nhưng số vốn điều chuyển từ chi nhánh về Hội sở chính và ngược lại thì vẫn ở mức thấp và ít biến động, đây là kết quả của cách làm giao cho chi nhánh tự cân đối vốn để cho vay (cách điều chuyển phần chênh lệch).

Với lãi suất điều chuyển vốn không phân biệt kỳ hạn sử dụng trong phương pháp Một hồ chứa mà Agribank đã sử dụng những năm qua cịn có nguy cơ gia tăng rủi ro thanh khoản tồn hệ thống vì để tối đa hóa lợi nhuận các chi nhánh có thể tự cân đối vốn để cho vay thì sẽ tập trung huy động ngắn hạn - cho vay dài hạn, các chi nhánh có lợi thế huy động vốn sẽ tập trung huy động ngắn hạn, các chi nhánh có lợi thế cho vay thì lại tập trung cho vay dài hạn.

Với cách sử dụng lãi suất điều chuyển vốn bình quân như vậy, thì các chi nhánh vì mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua việc quản lý rủi ro thanh khoản, Hội sở chính Agribank cũng khơng thể quản lý rủi ro thanh khoản.

Lãi suất

Kỳ hạn Lãi suất cho vay Lãi suất điều chuyển vốn

Lãi suất tiền gửi

Hình 2.2 : Chi nhánh dùng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn

3 tháng 24 tháng O A B D E C

(Miss Match Spread)

Nếu chi nhánh sử dụng nguồn vốn 3 tháng để cho vay 3 tháng, chi nhánh có lợi nhuận là đoạn thẳng AD. Nếu chi nhánh sử dụng nguồn vốn 24 tháng để cho vay 24 tháng, chi nhánh có lợi nhuận là đoạn thẳng BE. Nếu chi nhánh sử dụng nguồn vốn 3 tháng để cho vay 24 tháng, chi nhánh có lợi nhuận là đoạn thẳng AE. (AE = AD + DE = AB + BE). DE (AB) là lợi nhuận tăng thêm do chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn 3 tháng để cho vay 24 tháng, là kết quả của sự đánh đổi rủi ro thanh khoản.

Các chi nhánh có lợi thế huy động vốn cũng sẽ chỉ tập trung huy động ngắn hạn, các chi nhánh có lợi thế cho vay cũng đẩy mạnh cho vay dài hạn để có NIM(L) lớn hơn (CE>CD); điều này càng làm tăng rủi ro thanh khoản tồn hệ thống (hình 2.2).

Khi cho vay, NIM(L) của khoản vay và lợi nhuận của chi nhánh từ việc cho vay biến động tùy thuộc vào biến động của lãi suất điều chuyển vốn, dẫn đến tâm lý ngán ngại tăng trưởng tín dụng.

Kỳ hạn Lãi suất

Lãi suất cho vay 3 tháng Lãi suất điều chuyển vốn

Hình 2.3 : Biến động NIM(L) của khoản vay kỳ hạn 3 tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

(1)

(2) (3)

Ngược lại khi huy động vốn, NIM(D) của khoản vốn huy động, lợi nhuận của chi nhánh biến động tùy thuộc vào biến động của lãi suất điều chuyển vốn, dẫn đến tâm lý ngán ngại trong việc tăng trưởng huy động vốn.

Ví dụ trong năm 2013, lãi suất điều chuyển vốn nội bộ Agribank 10%/năm; trong khi đó lãi suất huy động kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,2%/năm, từ 1 đến 9 tháng là 7%/năm, từ 12 tháng trở lên 8%/năm, còn lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn lần lượt là 10,5%/năm, 12%/năm và 12,5%/năm. Như vậy cùng một khoản tiền gửi 1.000.000.000 VNĐ nếu chi nhánh huy động dưới 1 tháng, từ 1 đến 9 tháng, từ 12 tháng trở lên thì khi điều chuyển về Hội sở chính chi nhánh có lợi nhuận lần lượt là 7,3 triệu VNĐ, 2,5 triệu VNĐ và 0,8 triệu VNĐ/tháng, khi chi nhánh sử dụng để cho vay dài hạn thì chi nhánh có lợi nhuận lần lượt là 9,4 triệu VNĐ, 4,6 triệu VNĐ và 3,7 triệu VNĐ/tháng. Nếu chi nhánh sử dụng vốn điều chuyển của Hội sở chính với lãi suất 10%

Kỳ hạn Lãi suất

Lãi suất tiền gửi 3 tháng Lãi suất điều chuyển vốn

Hình 2.4 : Biến động NIM(D) của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3

(1)

(2) (3)

để cho vay, thì cùng khoản cho vay 1 tỷ VNĐ, chi nhánh cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn sẽ có thu nhập lần lượt là 0,4 triệu, 1,6 triệu và 2,08 triệu VNĐ/tháng. Từ ví dụ này cho thấy đối với chi nhánh có khả năng tự cân đối vốn, các chi nhánh sẽ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn; Các chi nhánh thiếu vốn sẽ sử dụng vốn Hội sở chính để cho vay dàn hạn cịn các chi nhánh thừa vốn cũng sẽ huy động vốn ngắn hạn để điều chuyển về Hội sở chính. Từ đó gây khó khăn cho việc quản lý thanh khoản của Agribank.

2.6 Phân tích tổ chức điều chuyển vốn nội bộ của Agribank. 2.6.1 Về hệ thống tổ chức. 2.6.1 Về hệ thống tổ chức.

Tại Hội sở chính có hai Ban chun mơn cùng tham gia hoạt động điều chuyển vốn : Ban Kế hoạch – Nguồn vốn : Trên cơ sở KHKD của các chi nhánh, ban Kế hoạch – Nguồn vốn lập KHKD toàn ngành, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh gồm chỉ tiêu dư nợ, chỉ tiêu huy động vốn và chỉ tiêu thừa, thiếu vốn. Xây dựng lãi suất điều chuyển vốn theo từng thời kỳ. Tổ chức theo dõi tình hình thực hiện KHKD của chi nhánh, điều chỉnh kế hoạch, tổ chức quyết toán việc thực hiện KHKD hàng năm cho các chi nhánh. Ban Tài chính – Kế tốn tính tốn và hạch tốn các khoản lãi phải thu, phải trả cho chi nhánh về điều chuyển vốn, tổ chức quyết toán kế hoạch tài chính năm cho các chi nhánh.

Tại các chi nhánh : Các chi nhánh đều có phịng Kế hoạch – Nguồn vốn (độc lập hoặc nằm trong phòng Kế hoạch Kinh doanh). Phịng Kế hoạch – Nguồn vốn có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ KHKD với Hội sở chính, theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, tìm kiếm nguồn vốn bù đắp khi chi nhánh thiếu vốn, xây dựng bảng lãi suất huy động vốn và cho vay tại chi nhánh, là phòng chủ yếu quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất tại chi nhánh.

Agribank đã trang bị máy tính đến toàn bộ nhân viên, hệ thống máy tính nối mạng tồn quốc phục vụ chung cho các hoạt động của Agribank như kế toán khách hàng, lưu trữ và xử lý số liệu, phục vụ công tác quản lý. Agribank đã xây dựng phần mềm kế toán khách hàng kết nối toàn quốc, các giao dịch phát sinh phân tán tại chi nhánh nhưng quản lý, xử lý, lưu trữ tập trung tại Hội sở chính, cơ sở dữ liệu chi tiết đầy đủ các yếu tố liên quan đến các giao dịch phát sinh như mã chi nhánh, giao dịch viên, khách hàng, sản phẩm, kỳ hạn, lãi suất tiền vay, lãi suất tiền gửi nhưng chưa có lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Từ cơ sở dữ liệu chi tiết này hình thành lên cân đối kế tốn của Agribank và các chi nhánh để từ đó có số liệu cân đối hàng ngày phục vụ cho điều chuyển vốn nội bộ Agribank. Do áp dụng phương pháp điều chuyển vốn đơn giản nên Agribank chưa có phần mềm chuyên dụng cho điều chuyển vốn nội bộ.

2.6.3 Về con người.

Nhân lực của Agribank đều có trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về hoạt động ngân hàng.

Trong hoạt động điều chuyển vốn nội bộ, với hệ thống tổ chức gồm có Ban chun mơn tại Hội sở chính và phịng Kế hoạch – Nguồn vốn tại các chi nhánh trực thuộc, Agribank có 318 chuyên viên làm việc liên quan đến điều chuyển vốn nội bộ; gồm 30 chuyên viên tại Ban Kế hoạch – Nguồn vốn và 288 chuyên viên tại các phòng Kế hoạch – Nguồn vốn của 144 chi nhánh trực thuộc. Các chuyên viên làm trong lĩnh vực Kế hoạch – Nguồn vốn đều được đào tạo sâu về quản lý vốn, quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất nhưng chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ.

2.7 Đánh giá điều chuyển vốn nội bộ tại Agribank. 2.7.1 Ưu điểm. 2.7.1 Ưu điểm.

Phương pháp Một hồ chứa là phương pháp điều chuyển vốn nội bộ đơn giản nhất trong số các phương pháp điều chuyển vốn nội bộ NHTM.

Agribank không cần đầu tư nhiều vào công nghệ thông tin.

Là phương pháp dễ tính tốn, Hội sở chính và các chi nhánh chỉ cần sử dụng bảng cân đối để tính tốn.

Các chi nhánh có thể ước lượng được lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn.

Là phương pháp dễ hiểu, dễ được các chi nhánh chấp thuận vì chi nhánh có quyền tự chủ và quyền lựa chọn cao.

2.7.2 Hạn chế.

Rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản chưa tách khỏi các chi nhánh để tập trung quản lý về Hội sở chính nên hiệu quả của việc quản lý rủi ro thấp.

Áp dụng phương pháp Một hồ chứa có nguy cơ gây nhiều bất ổn về thanh khoản cho tồn hệ thống và gây khó khăn cho quản lý thanh khoản của Hội sở chính.

Bức tranh lợi nhuận của các chi nhánh thiếu sự chính xác do các chi nhánh tìm kiếm lợi nhuận từ việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn.

Sử dụng phương pháp Một hồ chứa không đánh giá được đúng hiệu quả của từng giao dịch, từng sản phẩm, từng khách hàng và từng nhân viên nên khơng hỗ trợ nhiều cho hoạt động quản lý nói chung.

Bộ máy tổ chức liên quan đến điều chuyển vốn rất cồng kềnh, lãng phí về mặt nhân sự, kém hiệu quả về mặt quản lý.

Việc sử dụng lãi suất điều chuyển vốn bình qn khơng phân biệt kỳ hạn là cơng cụ trong điều tiết hoạt động các chi nhánh kém linh hoạt, kém hiệu quả.

Mỗi chi nhánh có tính độc lập tương đối dẫn đến thiếu sự thống nhất chung trong tồn hệ thống … làm giảm đi hình ảnh chuyên nghiệp của một ngân hàng hiện đại.

2.7.3 Nguyên nhân của những hạn chế.

Phương pháp Một hồ chứa là phương pháp coi tất cả các khoản tiền gửi cũng như các khoản tiền vay đều như nhau không phân biệt kỳ hạn.

Lãi suất điều chuyển vốn là lãi suất bình quân, là đường thẳng nằm ngang không phân biệt kỳ hạn trong khi lãi suất cho vay thực tế, huy động thực tế khác nhau tùy thuộc kỳ hạn ngắn hay dài, trong điều kiện bình thường, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi theo kỳ hạn là một đường cong dốc lên (hình 2.2). Từ đó chi nhánh nào huy động càng nhiều vốn ngắn hạn, hoặc càng đẩy mạnh cho vay dài hạn, thì lợi nhuận đạt được càng cao.

Lãi suất điều chuyển vốn thay đổi thường xuyên (thường là hàng tháng) trong khi lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi cố định theo hợp đồng ký với khách hàng, từ đó NIM(D), NIM(L) của tiền gửi, tiền vay thay đổi theo lãi suất điều chuyển vốn, các chi nhánh gánh chịu rủi ro lãi suất khi lãi suất điều chuyển vốn thay đổi, xuất hiện những khoản lỗ hoặc lãi bất ngờ từ việc điều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn (hình 2.3 và 2.4).

Quản lý thanh khoản vốn là công việc khá phức tạp đối với một chi nhánh, hơn nữa thanh khoản của một chi nhánh cụ thể luôn phải đặt dưới, đặt trong thanh khoản tồn hệ thống, trong đó thanh khoản tồn hệ thống đóng vai trị quyết định. Trong khi đó phương pháp Một hồ chứa lại là phương pháp quản lý thanh khoản phân tán, quản lý tại cơ sở và do cơ sở.

Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân của các nguyên nhân, là Agribank đã áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triên nông thôn việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)