Đặc điểm địa hình, địa chất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

5.1. Đặt điểm tự nhiên kinh tế xã hội của khu vực dự án:

5.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất:

a. Địa hình.

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ kênh Hồng Ngự xuống kênh Đồng Tiến- Dương Văn Dương và cao dần đến kênh Nguyễn Văn tiếp A (thị trấn Mỹ An ).

Bảng 5.1: Đặc trưng địa hình khu vực như sau:

TT Khu vực Cao độ Max Cao độ

Min

Cao độ bình quân

1 Hồng Ngự – Đồng Tiến +1.80 +0.95 +1.37

2 Đồng Tiến – Nguyễn Văn Tiếp A +1.2 +0.80 +1.00

- Cao độ từ 0.8 < 1.00 chiếm khoảng 15.135 ha (37,07 % diện tích khu vực) - Cao độ từ 1.00  1.25 chiếm khoảng 8.410 ha(20,60 % diện tích khu vực) - Cao độ từ 1.30 > 2.25 chiếm khoảng 17.283 ha( 42.33% diện tích khu vực) b. Địa chất cơng trình.

Địa chất khu vực được chia làm 2 vùng rõ rệt. Từ kênh Hồng Ngự đến kênh Cái Sách có địa chất khá tốt, có thể khai thác đất đào kênh làm nền đường giao thông nông thôn. Đoạn từ Kênh Cái Sách đến kênh Nguyễn Văn Tiếp A chủ yếu là đất bùn sét, độ co ngót lớn cần phải có thời gian cơ kết mới có thể xây dựng nền đường giao thơng.

Theo tài liệu địa chất thủy văn, nguồn nước ngầm khá phong phú, hiện được khai thác ở những tụ điểm dân cư đông đúc, phần lớn chất lượng tốt đối với các giếng sâu >300m còn lại tầng nước ngầm nơng chỉ dùng sinh hoạt bình thường. Hiện tại chỉ có Thị Trấn Mỹ An, Trường Xuân ... có giếng khoan sử dụng tốt.

Nhìn chung tầng địa chất thủy văn ở độ sâu > 300 m có trữ lượng lớn và khá tốt. Tuy nhiên việc khai thác nước ngầm gặp nhiều khó khăn về mặt kinh phí.

Tài liệu tham khảo của một số hố khoan tại các thị trấn và vùng lân cận về tiềm năng nước ngầm được đánh giá như sau :

* Tầng nước ngầm nông :

Tầng nước nầy cách mặt đất tự nhiên khoảng 45  60 m có tầng chứa nước tốt, có thể dùng sinh hoạt được, thuộc triền đất cao của các xã Vĩnh Châu B, Vĩnh Châu A, Vĩnh Đại huyện Tân Hưng và xã Thạnh Lợi, Hịa Bình, huyện Tam Nơng, Tỉnh Đồng Tháp.

* Tầng nước ngầm sâu:

Chiều sâu khai thác tầng nầy khá sâu khoảng 350 400m. Ở tầng nầy chất lượng nước khá tốt và trữ lượng lớn.

Hiện nay nước sinh hoạt của nhân dân trong vùng dự án chủ yếu là nước mưa, nước mặt trên sông rạch, trữ nước trong ao hồ ...

Mặt khác việc khai thác nước ngầm giá thành khá cao, nhân dân trong vùng còn nghèo nên việc khai thác nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt vẫn là điều khó thực hiện được.

d. Thổ nhưỡng.

Căn cứ vào bản đồ thổ nhưỡng khu vực gồm các loại đất sau: Bảng 5.2: Phân loại thổ nhưỡng khu vực dự án

KÝ HIỆU TÊN ĐẤT D.TÍCH (ha) TỈ LỆ (%) Sj Đất phèn hoạt động, phèn trung bình có tầng 5.867 14,37

jarosite> 50 cm

SJ Đất phèn hoạt động, phèn trung bình có tầng jarosite< 50 cm

22.223 54,43

Snj Đất phèn hoạt động, phèn nhiều có tầng jarosite> 50 cm 5.679 13,91 SP Đất phèn tiềm tàng , phèn trung bình có tầng Pyrite < 80 cm 4.397 10,77 P/S Đất phù sa trên tầng sinh phèn 1.813 4,44 Pf Đất phù sa có tầng loang lỗ vàng 849 2,08 Tổng 40.828 100

Nguồn: Báo cáo chuyên đề giám sát và đánh giá dự án của Viện KHTLMN Nhìn chung đất trong vùng dự án chủ yếu là đất phèn, từ phèn ít đến phèn trung bình, một ít diện tích phèn nhiều.

Cụ thể tóm tắt thổ nhưỡng khu vực gồm các loại đất sau: Nhóm phèn :

- Đất phèn hoạt động (SJ) tập trung ở phần đất có cao độ  +1.40 phèn trung bình tập trung ở ven hai bờ kênh Phước Xuyên - Hai tám

- Đất phù sa trên tầng sinh phèn (P/S) tập trung ở những nơi cao độ tương đối thấp vừa  +1.10 tập trung khu vực kênh Tám Ngàn và ở co cao độ  +1.40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)