Môi trường sinh học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG 6 : TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

6.3. Môi trường sinh học:

Do hạn chế về mặt thời gian và kinh phí, nên tác giả không thực hiện được các tài liệu mới về môi trường sinh học của vùng nghiên cứu. Để đánh giá, ở đây tác giả sử dụng các nguồn tài liệu đã có từ các nghiên cứu khác hoặc từ các khu mang tính đặc trưng của vùng.

6.3.1. Hệ sinh thái trên cạn :

6.3.1.1. Thảm thực vật :

Ở vùng nghiên cứu, rừng bao gồm cả rừng nguyên thủy chiếm một diện tích rất nhỏ, trong đó rừng tràm chiếm một vị trí quan trọng. Rừng tràm phát triển rộng khắp trên các vùng trũng bị chua phèn. Cách đây không lâu rừng tràm vẫn còn bao phủ khắp các khu vực trũng của vùng. Các hoạt động của con người nhằm khai thác vùng đồng bằng đã phá hủy thảm thực vật rừng nguyên thủy của vùng.

Thảm thực vật tự nhiên còn lại của vùng bao gồm một số khu vực rừng tràm cỏ hoang dại. Kết quả của cuộc khảo sát về tính đa dạng sinh học thuộc dự án “Xem xét môi trường của các nguồn tài nguyên đề xuất cho việc phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ tính đa dạng sinh học ở vùng Đồng Tháp Mười thuộc ĐBSCL” cho thấy tại ĐTM (nơi được xem là có tính đa dạng cao ở ĐBSCL) có 67 lồi cây sống trong các môi trường rừng nguyên sinh, rừng thứ cấp, rừng trồng chưa thuần thục đồng cỏ.

Ngày nay thảm thực vật canh tác đã bao phủ phần lớn vùng nghiên cứu, trong đó cây lúa là chủ yếu. Trên phần lớn diện tích canh tác của vùng, lúa, các loại cây khác như khoai mỡ, mì ... đã chiếm ưu thế thay cho cây tràm, lúa nước trước đây. Các loại cây ăn

27

quả cũng là một phần quan trọng của thảm thực vật canh tác đặc biệt trong các vùng đất phù sa. Rừng trồng phát triển chủ yếu ở những khu vực phèn năng, khó cải tạo, hoặc các khu bảo tồn. Các lồi cây trồng chính là tràm, bạch đàn. Trong các vùng ngập nước, cây tràm chiếm một ưu thế đặc biệt trong đó chủ yếu là loại Melaleuca leucadendra. Trong các rừng tràm ở ĐTM có tới 134 loại đã được nhận diện.

6.3.1.2. Hệ động vật :

Trong các vùng ngập nước vẫn cịn một số lồi chim, bị sát, lưỡng cư, động vật có vú. Trong vùng nghiên cứu chưa có một điều tra chi tiết nào, tuy nhiên tại khu bảo tồn Tràm Chim, phía Tây vùng nghiên cứu đã thống kê được 92 loại chim, trong có các giống quý hiếm như sếu đầu đỏ. Khu bảo tồn vùng ngập nước Láng Sen phía Đơng dự án có nhiều giống quý hiếm đã bỏ đi.

Các động vật chăn nuôi là thành phần chủ yếu của hệ động vật trên cạn ở vùng nghiên cứu. Các gia súc lớn không những là nguồn nuôi lấy thực phẩm cho dân mà còn là nguồn sức kéo quan trọng cho sản xuất nông nghiệp.

6.3.2. Hệ sinh thái dưới nước :

6.3.2.1 Thực vật nổi :

Cũng theo kết quả nghiên cứu của khu bảo tồn Tràm Chim, hệ thủy sinh ở vùng

ĐTM rất phong phú. Đợt khảo sát năm 1996 đã nhận diện được 126 loài thực vật nổi của các lớp Chlorophyta, BAcillariphyta, Euglenophyta, Cyanophyta, Pyrrophyta và Chrysophyta.

6.3.2.2 Động vật nổi

Ở vùng ngập của ĐBSCL nói chung và ĐTM nói riêng có các loại động vật phù du có nguồn gốc từ các loài tiêu biểu của phía Nam Bán Đảo Đơng Dương. Các lồi thủy sinh chính khơng xương sống gồm có như :

Eodiaptomus draconisignivomi brehm Neodiaptomus visnu (brehm)

6.3.2.3 Động vật đáy :

Trên sơng Mêkong có khoảng 47 lồi động vật đáy. Ở khu bảo tồn Tràm Chim theo số liệu điều tra 1996 đã nhận diện được khoảng 19 loại động vật đáy trong đó có 17 loại thuộc về ngành chân khớp (Arthropod), 8 loại của ngành thân mềm (MOllusc).

6.3.2.4 Cá :

Thành phần cá rất đa dạng và phong phú. Trên sơng Mekong có khoảng 260 lồi đã được nhận diện trong đó họ Cyprinida chiếm ưu thế. Trong sông và kênh các loài cá trắng như Cyprinidae (Puntius spp, Cyprinus spp ...), Schillbeidae (Bangasius spp) được phân bố rộng rãi. Trong các ao đầm, ruộng một số các loài cá chiếm ưu thế như Anabantidae (Anabas spp), Claridae (Clarias spp). Tuy nhiên, từ đánh giá của một số cuộc họp tư vấn cộng đồng trong dự án Việt – Úc, nhân dân tại một số huyện ở Long An, Đồng Tháp đánh giá : So với 10 năm trước, lượng cá đồng bị giảm rất nhiều. Lượng cá hiện nay không bằng 1/10 lượng cá đồng ngày trước (như trê, lóc, rơ, sặc rằng, linh). Cá sặc rằng gần như biến mất, nhiều lồi có nguy cơ tiệt chủng. Nguyên nhân, theo họ là do khu vực ĐTM bị khai phá nhanh làm mất nơi cá cư trú, cây rừng bị chặt, cá mất nơi trú ẩn, phân bón thuốc trừ sâu, đánh bắt cá bừa bãi ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)