Hoạt động các ngành nghề khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 85 - 87)

CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN

5.3. Phân tích đánh giá tác động ảnh hưởng của dự án đến dân sinh kinh tế

5.3.3. Hoạt động các ngành nghề khác:

Dự án kênh Phước Xuyên – Hai Tám ra đời làm cho khu vực có thêm cơ hội phát triển các ngành mới đêm lại nguồn thu cho địa phương ngồi ngành nơng-lâm- ngư nghiệp.

5.3.3.1. Công nghiệp

Định hướng cho công nghiệp phát triển mạnh mẽ về xây dựng và cơ khí, xay xác, chế tạo máy nông nghiệp...nhiều cơ sở sản xuất tiếp tục phát triển ổn định, tiếp tục mở rộng qui mô hơn trước và tuyển thêm lao động. Phát triển nhanh ngành công nghiệp mũi nhọn tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, phát huy được tiềm năng các ngành chế biến thuỷ sản, nông sản thực phẩm, chế biến gổ, sản xuất vật liệu xây dựng...

Phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp, xây dựng được các thương hiệu gắn liền với các nhãn hiệu hàng hoá địa phương tạo thêm được một ngành đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước

5.3.3.2. Dịch vụ:

Dự án hoàn thành, phát triển lĩnh vực dịch vụ theo hướng chiều sâu, nâng cao được chất lượng , thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn kéo theo các ngành kinh tế khác cùng phát triển.Từ hiệu quả dự án mà những cơ quan có chức năng hoạch định được cho ngành những hướng phát triển tiếp theo như: Ưu tiên phát triển ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, đặt biệt chú trọng phát triển du lịch cao cấp, dịch vụ chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm của khu vực với ngành dịch vụ khoảng 18-19%/năm. Công nghiệp phát triển mạnh mẽ về xây dựng và cơ khí, xay xác, chế tạo máy nơng nghiệp.

5.3.3.3. Thương mại.

Dự án hoàn thành, khai thác tốt thị trường tại chổ, đặt biệt là cung cấp hàng hố, vật tư cho nơng nghiệp … Phát triển hợp tác thương mại, lưu thơng hàng hố, dịch vụ với các

vùng đô thị lân cận, phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn, chợ huyện, tạo ra một môi trường phân phối hàng hố trên tồn bộ vùng dự án.

5.3.3.4. Giao thông

Việc vận chuyển hàng hố nơng sản, thuỷ sản trong khu vực trước đây, chủ yếu là giao thơng thuỷ, cịn giao thơng bộ thì rất hạn chế. Do dựa chủ yếu vào bờ kênh rạch qua các xã ấp, nên các xe có trọng tải lớn không qua được. Hiện nay, theo điều tra:

+ Phía Tây, dọc theo kênh Phước Xuyên – Hai Tám từ xã Trường Xuân đến xã Hồ Bình ( thuộc tỉnh Đồng Tháp) đường chính đã cơ bản được trải nhựa, song vẫn còn nhiều đoạn tuyến đường chưa được trải nhựa.

+ Phía Đơng, dọc theo kênh Phước Xun – Hai Tám từ xã Vĩnh Bửu đến xã Vĩnh Châu A ( thuận huyện Tân Hưng – Long An) đường xá, cầu, cống chưa hồn chỉnh.

Vì hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh nên vào mùa mưa đường trở nên lầy lội khó đi. Điều này đã làm hạn chế đến việc phát triển nông nghiệp bằng cơ giới cũng như giao lưu văn hoá giữa các vùng với nhau.

Nhìn chung, so với trước đây, hiện nay có sự cải thiện đáng kể như các xã thuộc tỉnh Đồng Tháp và xã Vĩnh Châu B(tỉnh Long An) thì 100% có đường giao thơng tới trung tâm xã. Tuy nhiên để hoàn chỉnh hệ thống giao thơng trong vùng thì cũng cần đầu tư xây dựng thêm các cầu trên trục lộ chính bắc qua kênh Phước Xuyên – Hai tám tạo nên một hệ thống giao thông thuỷ bộ liên thông với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên hai tám sau khi hoàn thành (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)