CHƯƠNG 6 : TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
6.1. Môi trường tự nhiên:
6.1.1. Môi trường đất :
Theo tài liệu thổ nhưỡng đã nêu trên đất trong khu vực hưởng lợi hầu hết là đất phèn, đất xám và một ít đất phù sa nhiễm phèn. Trong nhóm đất này thì đất phèn hoạt động có tầng sinh phèn <= 50cm là nguy hiểm nhất có hại cho cây trồng; đất phèn hoạt động có tầng sâu > 50cm ít hại cho cây trồng..
Khu vực dự án thì đất trong vùng dự án trên 70% là đất phèn từ ít đến trung bình. Mặt khác khu vực dự án nằm kẹp giữa 2 sông : Sông Tiền và sơng Vàm Cỏ Tây địa hình trủng khu lịng chảo, khả năng tiêu thốt, xả phèn khơng cao, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp: năng suất, cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng vụ....
6.1.2. Môi trường nước:
*Diễn biến lũ khi chưa có hệ thống cơng trình kiểm sốt lũ :
Hàng năm, khoảng cuối tháng VII đến đầu tháng VIII, mực nước tại Tân Châu trên sơng Tiền từ 2,5 ÷ 3,0m, vùng ĐTM chịu ảnh hưởng đồng thời lũ từ sông Tiền và từ vùng trũng Campuchia vào qua Sở Thượng và Sở Hạ. Trong thời gian này, triều còn ảnh hưởng mạnh, đặc biệt khi gặp kỳ triều cường nước lũ bị dồn ứ và gây ngập cho khu vực ven sông. Trong thời gian này, nhiều nơi ở khu vực đầu nguồn ĐTM ngập sâu từ 1,0 -:- 1,5m.Khoảng cuối tháng VIII, mực nước tại Tân Châu thường từ 3,5 ÷ 4,0m, nước lũ từ
25
vùng trũng Campuchia vẫn chiếm ưu thế, gây ra ngập lụt đe dọa nghiêm trọng đến lúa Hè Thu ở khu vực phía Bắc kênh Hồng Ngự (từ kênh Bình Thành đến kênh Phước Xuyên), ngập từ 1,5 ÷ 2,0m, cịn lại phần lớn diện tích trong vùng nghiên cứu ngập từ 1,0 ÷ 1,5m. Cũng trong thời gian này, khu vực phía Đơng Bắc vùng dịng chảy được tăng cường từ Ba Nam chảy qua sông Trabek và thượng lưu sông Vàm Cỏ Tây đi vào ĐTM.
Khu vực phía Nam kênh Đồng Tiến và khu vực xa sông Tiền, thời gian bị ảnh hưởng lũ muộn hơn. Cuối tháng VIII, mực nước tại Mộc Hóa (sơng Vàm Cỏ Tây) thường ở mức 1,0 ÷ 1,2m, thấp hơn mực nước tại Tân Châu (sơng Tiền) từ 2,0 ÷ 2,5m. Độ ngập phổ biến từ 0,75 ÷ 1,0m. Từ tháng IX, mực nước tại Tân Châu cao hơn 4,0m, dòng chảy tràn chiếm ưu thế làm cho mực nước nội đồng tăng nhanh. Đỉnh lũ thường xuất hiện khoảng cuối tháng IX đến giữa tháng X. Do ảnh hưởng của lượng lũ tràn biên giới chiếm ưu thế áp đảo dòng chảy ngang từ sơng Tiền vào đã hình thành một vùng có mực nước lớn hơn xung quanh. Theo kết quả điều tra lũ và khảo sát thực địa ta thấy sự tồn tại của một “sống nước” nằm cách sông Tiền chừng 15 ÷ 20km (khu vực kênh Tân Cơng Chí, Thống Nhất – Sa Rài). Chính vì vậy vùng Bắc ĐTM trước và trong thời kỳ lũ lớn, một lượng nước có xu thế chảy ra sơng Tiền theo các cửa rạch Hồng Ngự, kênh Hồng Ngự, cửa Mương Lớn và An Bình. Xu thế chuyển nước ở cửa kênh Hồng Ngự tùy theo từng trận lũ.
Trong thời kỳ đỉnh lũ, khu vực phía Bắc kênh Hồng Ngự ngập trên 3.0m, trừ một số cụm dân cư khơng bị ngập, cịn lại phần lớn diện tích đất trong vùng nghiên cứu ngập từ 2.0÷ 3.0m.
Các hoạt động phát triển kinh tế nông nghiệp, quan trọng nhất là hệ thống kênh trục và kênh mương nội đồng, cùng với các hoạt động phát triển kinh tế khác như giao thơng bộ có liên quan nhiều đến diễn biến lũ nội đồng vùng ĐTM. Trước năm 1985 thời gian truyền đỉnh lũ từ Tân Châu đến Mộc Hóa thường 15 ÷ 17 ngày, từ Tân Châu đến Tân An 20 ÷ 30 ngày, sau năm 1985 thời gian truyền đỉnh lũ từ Tân Châu đến các vị trí nói trên đã giảm khoảng 1 nửa.
Từ tháng XI trở đi, mặc dù lũ đã rút trên dịng sơng Tiền nhưng vùng ĐTM vẫn còn phải nhận nước lũ cuối mùa chuyển từ Campuchia sang nên tình hình tiêu thốt lũ trên tồn vùng khá chậm. Thơng thường đến cuối tháng XI mực nước trong nội đồng vẫn cao (khoảng 2.0m) và độ ngập trung bình trên dưới 1.0m.
* Diễn biến lũ khi có một số cơng trình kiểm sốt lũ ở ĐBSCL :
Do chưa có cơng trình kiểm sốt lũ như ở vùng TGLX, nên tình hình ngập lũ ở vùng ĐTM diễn ra mạnh mẽ và phức tạp hơn nhiều so với vùng TGLX. Trong khi đó nhiều tuyến đường bộ được nâng cấp đã làm gia tăng tình trạng ngập úng ở nhiều nơi và ảnh hưởng khơng ít đến cơng tác phịng chống lũ lụt cho vùng này. So sánh mực nước lũ năm 2000 và 1996 cho thấy : tại Tân Châu chênh lệch này chỉ có 19cm, trong khi đó hầu hết các nơi nội đồng vùng ĐTM sự chênh lệch này rất lớn so với Tân Châu, tại Mộc Hóa chênh lệch 0.48m, tại Hưng Thạnh chênh lệch 0.32m. Như vậy lũ năm 2000 gây ra nhiều nơi trong vùng ĐTM ngập sâu hơn so với lũ năm 1996 từ 0.3 ÷ 0.5m.
Nhiều trục đường giao thông quan trọng bị ngập, giao thông bị tê liệt trong thời kỳ lũ lớn. QL 30 từ Hồng Ngự đến Cao Lãnh ngập nhiều đoạn, ngập sâu nhất là đoạn từ cầu Trung Tâm đến Hồng Ngự (từ 0.30 ÷ 0.50m). Tuyến đường Cao Lãnh – Mỹ Phước – Tân Thạnh, đoạn từ Cao Lãnh đến Mỹ An ngập từ 0.30 ÷ 0.50m.
Ở ĐTM xây dựng hệ thống kiểm soát lũ tràn biên giới Tân Thành – Lò Gạch, cải tạo và xây dựng hệ thống kênh thốt lũ ra sơng Tiền và sơng Vàm Cỏ. Nhiều cơng trình kiểm sốt lũ mới bao gồm việc nạo vét các kênh thốt lũ phía hạ lưu sông Tiền và mở rộng khẩu diện, làm mới các cầu qua QL1. Tuyến kênh Tân Thành – Lị Gạch có tác dụng cản lũ, chậm lũ vào trung tâm ĐTM. Kết quả thống kê cho thấy thời gian truyền đỉnh lũ từ Tân Châu vào nội đồng ĐTM trong 3 năm lũ lớn 2000 – 2002 có dấu hiệu chậm so với giai đoạn trước đó từ 5 đến 10 ngày.