CHƯƠNG 6 : TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
6.2. Chất lượng nước:
26
Nước trên các sông Vàm Cỏ và nội vùng chủ yếu bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước biển Đông, nước sông Tiền, nước lũ tràn biên giới, nước mưa và các hoạt động phát triển trong vùng và vùng phụ cận.
6.2.1. Tình hình mặn
Vào mùa khô, do lưu lượng từ thượng nguồn sông Tiền, các sông Vàm Cỏ đổ về không đáng kể, nên nước trên lưu vực các sông Vàm Cỏ chủ yếu bị tác động bởi nước biển Đông, nước sông Tiền. Mặn là vấn đề đáng quan tâm nhất về chất lượng nước trong giai đoạn này.
Theo kết quả đo đạc nhiều năm, xâm nhập mặn vào vùng ĐTM nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng diễn biến như sau:
Trên sông Tiền, mặn xâm nhập sâu tới Mỹ Tho. Tại đây có thời kỳ mặn lên tới 7.2g/l (năm 1990). Tại Mỹ Tho, độ mặn bình quân 4g/l, độ mặn Max 10.1g/l (IV/1998) và thấp nhất 2.1g/l (IV/1985). Thời gian duy trì độ mặn 2g/l tại Mỹ Tho bình quân là 23 ngày. Tháng xuất hiện mặn nhất là tháng IV hàng năm. Chính nguồn mặn từ sơng Tiền theo các tuyến kênh Nguyễn Tấn Thành, Bảo Định, Chợ Gạo xâm nhập vào một số các khu vực lân cận của vùng này làm nước bị mặn khơng có khả năng sử dụng cho nước tưới trong mùa khô. Đặc biệt, mặn trong mấy năm gần đây ngày càng tăng cao, theo kết quả đo đạc năm 1998 thì tại Mỹ Tho đã đạt độ mặn 10g/l (4/1998) và thời gian duy trì mặn 4g/l gần 1.5 tháng. Trên các sông Vàm Cỏ, vào những năm hạn đặc biệt (1978) mặn có thể lên tới Xuân Khánh (km 39, trên sông Vàm Cỏ Đông) và Tuyên Nhơn km 149, trên sông Vàm Cỏ Tây). Vùng khơng bị ảnh hưởng mặn 4g/l có thể kể từ Hiệp Hịa và Tun Nhơn trở lên. Thời gian ảnh hưởng mặn 5 tháng (II-VI).
Nhìn thế chung, chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất theo thứ tự thời gian như sau: tháng V, IV, III, II và VI. Những năm khô hạn kéo dài hoặc lượng mưa đầu mùa quá nhỏ (nhỏ hơn lượng bốc hơi cùng thời kỳ tương ứng), yêu cầu dùng nước nhiều xảy ra đồng thời trên diện rộng, mặn tăng nhanh và xâm nhập rất sâu trên sông Vàm Cỏ Tây. Điển
hình là sự xâm nhập mặn mùa khô năm 1993, tại Tân An độ mặn lớn nhất đạt 11g/l. Tuyên Nhơn độ mặn lớn nhất 7.5g/l.
Những năm gần đây, mặn trên hai sơng Vàm Cỏ có xu hướng giảm dần. Kết quả đo đạc của Viện QHTL Miền Nam cho thấy: trên hai sông Vàm Cỏ, các tháng đầu năm mùa khô XII – II do lượng trữ từ vùng ĐTM khá lớn nên ảnh hưởng mặn là không đáng kể. Với tiêu chuẩn nước cho nơng nghiệp chỉ có phần từ Long An ra biển là có độ mặn trên 4g/l, phần cịn lại (tồn bộ phía Tây Bắc của vùng), độ mặn nhỏ hơn 4g/l với tiêu chuẩn nước sinh hoạt (tạm tính 1g/l, với vùng khó khăn về nguồn nước); các tháng III, IV, V ( giai đoạn kiệt nhất trên sông Tiền), ranh mặn 4g/l trên sông vẫn không biến đổi nhiều, chỉ có một ít biến đổi về ranh 1g/l. Nhìn chung về mặn trong vùng dựa án không bị ảnh hưởng.
6.2.2. Tình hình chua phèn
Nước chua phèn là một trong các trở ngại chính cho sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong vùng nghiên cứu. Trong mùa khô, phần lớn đất đai trong vùng đều bị khô hạn, nứt nẻ, do mao dẫn, oxy của khơng khí sẽ thâm nhập xuống các kẽ nứt của đất phản ứng với tầng đất phèn pyrite tạo thành acid sunphuaric. Acid tách ra sẽ phản ứng với các khoáng alumosilicate tạo ra các sản phẩm tan như nhơm, sulphate, và các khống thứ cấp khác. Những sản phẩm này được các cơn mưa đầu mùa rửa trôi xuống kênh làm cho nước kênh có giá trị pH thấp, và hàm lượng cao của Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 ... Do vậy thời gian bị chua thường từ tháng V đến tháng VII, một số nơi đến tháng VIII, IX. Ngoài thời kỳ chua vào đầu mùa mưa, vùng còn bị chua vào thời kỳ cuối mùa lũ, thường vào tháng XII, I khi đó nước chua trong các vùng trũng được tiêu thoát ra.
Vùng nghiên cứu hiện nay là một trong những trung tâm chua của ĐTM. Thông thường, trong năm thường có hai thời kỳ chua, đầu và cuối mùa mưa. Diễn biến chua trong vùng từ tháng VI đến tháng XII như sau:
Kết quả đo đạc từ tháng VI, đến tháng XII năm 1999 cho thấy: tháng VI, khi mùa mưa đã bắt đầu được khoảng một tháng, diện chua (pH<4) chiếm gần ½ diện tích vùng
kênh Bà Bèo, Chợ Bưng, K.1, Nguyễn Văn Tiếp A, kênh 79, sông Vàm Cỏ Tây chịu ảnh hưởng chua một cách nghiêm trọng. Tháng VII mặc dù nước ngọt có lấn về phía Đơng nhưng trên một số kênh trục độ pH đa số vẫn dưới 3, Độ pH thấp nhất đo được là 2.41 vào ngày 30/VII (nước rịng) trong vùng Bắc Đơng.
6.2.3. Phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật.
Ở ĐBSCL nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng, phân hóa học và các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã được sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80 và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Theo kết quả điều tra của một số nghiên cứu, hiện trạng tình hình sử dụng các loại hóa chất nơng nghiệp tại khu vực như sau:
Bảng 6.1: Tình hình sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hiện nay (trên 1ha)
Sản phẩm và sản lượng Đơn vị Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân
Nitrogen Kg 122 96
Phosphorus Kg 61 45
Potassium Kg 29 25
Phân động vật Kg 7 4
Thuốc diệt côn trùng Gram 1463 622
Thuốc diệt nấm Gram 510 235
Thuốc diệt cỏ Gram 250 110
Sản lượng gạo tấn 5.5 4
Nguồn : Dự án đầu tư xây dựng kênh Phước Xuyên – Hai Tám
Các loại thuốc trừ sâu được sử dụng chủ yếu thuộc nhóm photpho hữu cơ, clo hữu cơ và cabamates. Có rất nhiều loại trong số này thuộc loại độc hại cao theo phân loại của tổ chức sức khỏe thế giới. Do sự thiếu hiểu biết của nông dân, nên lượng phân bón, TBVTV được sử dụng nhiều nhưng hiệu quả kém và làm cho lượng tồn lưu trong đất,
nước gia tăng. Các kết quả phân tích thuốc trừ sâu trong nước và cá của Dự án giám sát chất lượng nước ở ĐBSCL do Trung tâm CLN & MT thực hiện đã tìm thấy tổng lượng DDT trong các mẫu cá với hàm lượng biến thiên từ 0.0054 mg/kg đến 0,184mg/kg. Còn trong nước, tổng lượng các thành phần thuốc trừ sâu nói chung thấp.
Các loại phân bón cũng được sử dụng rất nhiều, đặc biệt do nhóm đất phèn. Các loại phân đạm, phân lân đều được sử dụng rất nhiều ở đây. Sự gia tăng quá mức các thành phần Nitơ và Phospho sẽ làm nước ở trạng thái giàu dinh dưỡng (phú dưỡng hóa) khi đó sự tiêu thụ oxy do phân hủy tảo sẽ làm suy giảm chất lượng nước. Ở vùng nghiên cứu, việc xây dựng các tuyến đê bao chống lũ, ngăn mặn sẽ gia tăng khả năng nhiễm bẩn của các thành phần thuốc trừ sâu cũng như phân bón do khả năng lưu thông kém.
Cũng do thiếu hiểu biết, các qui định về việc sử dụng, bảo quản các loại hóa chất nông nghiệp thường chưa được bà con tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Thuốc được cất giữ sơ sài, khi sử dụng không trang bị các thiết bị bảo hộ, sử dụng xong, bao bì, chai lọ thải bỏ tùy tiện ra nguồn nước. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đời sống của người dân và chất lượng môi trường nước.
6.2.4. Chất lượng nước ngầm :
Căn cứ vào tài liệu hiện có và kết quả điều tra hiện trạng trữ lượng nước dưới đất ở các tỉnh trong vùng của Liên đoàn địa chất thủy văn – địa chất cơng trình cho thấy : Vùng nghiên cứu có các tầng chứa nước như sau :
Phần lớn diện tích của vùng dự án nằm về phía Đơng Nam, thuộc các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, nước ngầm tầng nơng có tổng độ khống hóa cao trên 3g/l, bị nhiễm phèn, mặn; Vùng nước ngầm tầng nơng có độ khống hóa thấp, từ 0,5 – 1,0g/l. Thành phần hóa học chủ yếu là các ion Cl-, Na+, Mg+, Ca+ với độ pH<4,0. Lưu lượng khai thác của 2 loại kể trên từ 0,1 – 5,0 l/s.
Nhìn chung nước thường bị nhiễm phèn, mặn, nhiễm bẩn vi sinh và thuốc trừ sâu, không đạt tiêu chuẩn sử dụng ăn uống.
Nói chung có thể khai thác nước ngầm tầng sâu nằm trong các phức hệ pleitocene, Miocene, Neogene cho mục đích sinh hoạt. Nước ở các tầng này có chiều lượng khá tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh. Tuy nhiên, các giếng phải được khoan đủ độ sâu, đúng các qui trình kỹ thuật.