.1Một số nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 30 - 36)

2 .Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

2.2 .1Một số nghiên cứu ngoài nước

- Bài nghiên cứu về “Tiêu chí lựa chọn thẻ tín dụng: Quan điểm của người Singapore” của Lydia L.Gan & Ramin Cooper Maysami, 2006. Nghiên cứu này sử

dụng phân tích nhân tố để kiểm định các tiêu chí lựa chọn thẻ tín dụng của những người Singapore. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thuận tiện trong sử dụng và tính bảo mật, tính kinh tế và linh hoạt là những động lực chính, trong đó thương hiệu thẻ là ít quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn thẻ tín dụng của người dân Singapore. Kết quả khảo sát cho thấy những người có thu nhập cao, trình độ học vấn cao hơn, độ tuổi cao hơn, đã lập gia đình thì thích yếu tố thuận tiện - bảo mật hơn yếu tố kinh tế - khuyến mãi. Kết quả thống kê cịn cho thấy giới nữ ưa thích khuyến mại hơn, trong khi nam giới thì ưa thích tính kinh tế hơn. Như vậy, số lượng thẻ tín dụng được sở hữu ở Singapore có mối liên hệ tích cực đến giáo dục, thu nhập, nhóm tuổi và tình trạng hơn nhân.

- Nghiên cứu của Siti Rahayu Hussin, Salina Kassim & Nuraien Jamal (2012) về Cảm nhận của khách hàng về các chiến lược tiếp thị thẻ tín dụng và mối quan hệ của nó với việc sử dụng thẻ tín dụng của người Malaysia. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của chiến lược tiếp thị được thực hiện bởi các nhà cung cấp thẻ tín dụng vào việc sử dụng thẻ tín dụng. Để đánh giá các chiến lược tiếp thị của các nhà cung cấp thẻ tín dụng, câu hỏi cụ thể về cảm nhận của khách hàng đối với các chiến lược về sản phẩm thẻ tín dụng, khuyến mại, giá cả và địa điểm giao dịch (như chiến lược xây dựng thương hiệu, uy tín, quảng cáo, khuyến mãi bán hàng, chiến lược tiếp thị trực tiếp và chi phí tài chính) đã được thiết kế. Trong khi đó biến phụ thuộc về việc sử dụng thẻ tín dụng được đo bằng những câu hỏi khảo sát về việc sở hữu thẻ, tần suất sử dụng, số tiền chi tiêu và động lực sử dụng chuyển thể từ Kara et al., 1994. Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phỏng vấn về mối quan hệ giữa chiến lược tiếp thị và việc sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, hồi quy logistic đã được thực hiện trên các dữ liệu để xác định xem có bất kỳ mối quan hệ giữa các chiến lược tiếp thị của nhà cung cấp thẻ tín dụng với việc sử dụng thẻ tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chiến lược tiếp thị và việc sử dụng thẻ tín dụng. Các kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thẻ tín dụng tại Malaysia.

- Nghiên cứu của Schuh và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu của thị trường thanh toán Mỹ nhằm đo lường những tác động của phí mua hàng và điểm thưởng của thẻ đến lợi ích của người tiêu dùng. Kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế và thu nhập hộ gia đình. Tỷ lệ hộ gia đình sở hữu ít nhất một thẻ tín dụng quốc tế gia tăng cùng với thu nhập. Thu nhập khơng phải là yếu tố duy nhất có tương quan thuận với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Sau khi cố định biến thu nhập, các đặc tính thuận tiện, chi phí và thời gian thanh tốn cũng có một tác động cùng chiều đến việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

- Bài viết của Tan và cộng sự (2011) nghiên cứu các đặc điểm chủ thẻ tín dụng quốc tế ở Malaysia và phân biệt giữa người sử dụng vì mục đích thuận tiện và người sử dụng vì mục đích tín dụng tuần hồn. Kết quả từ một mẫu phân tầng ở Malaysia cho thấy tuổi tác, quy mô hộ gia đình, thu nhập, giáo dục, cam kết cho vay, và sở hữu tài khoản vãng lai có vai trị quan trọng trong việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế. Đa số người có thu nhập trung bình trở lên là chủ thẻ nhưng người có thu nhập thấp khơng sở hữu bất kỳ thẻ nào. Khơng có sự khác biệt trong việc sở hữu thẻ tín dụng quốc tế giữa những người có thu nhập cao. Tuổi trung bình của những người sở hữu thẻ tín dụng quốc tế lớn hơn so với người khơng nắm giữ thẻ. Ngồi ra, đa số người trả lời cho rằng lý do quan trọng nhất để sở hữu thẻ tín dụng quốc tế là chức năng thanh toán thuận tiện trong khi số ít người sở hữu thẻ vì lý do tín dụng.

2.2.2Một số nghiên cứu trong nước

Dịch vụ thẻ cũng đã được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu trong nước (các tạp chí, bài báo khoa học, hội thảo, luận văn, luận án…). Các nghiên cứu này đều tập trung phân tích từ khái niệm đến các mơ hình ứng dụng cho sự phát triển dịch vụ thẻ, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ, ứng dụng các mơ hình vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ, và trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ cho các ngân hàng. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Minh Thư (2014) về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ( Vietinbank) với 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tín dụng Vietinbank. Kết quả nghiên cứu có 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ tín dụng Vietinbank, cụ thể như sau: Thứ nhất, Thành phần giá cả có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng cho thấy khách hàng rất quan tâm đến giá cả của dịch vụ thẻ tín dụng khi lựa chọn sử dụng; thứ hai là Thành phần đồng cảm là nhân tố tác động mạnh thứ hai, đây là yếu tố kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đem đến cho họ sự thoải mái, thuận lợi và dễ dàng giao dịch với ngân hàng; thứ ba là Năng lực phục vụ, đây là yếu tố tạo cho khách hàng cảm nhận được sự tin tưởng, an tâm sử dụng dịch vụ thông qua khả năng, phẩm chất của nhân viên ngân hàng; thứ tư là Phương tiện hữu hình; năm là thành phần tin cậy và cuối cùng là yếu tố đáp ứng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chưa khảo sát về mức độ thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng, và số tiền chi tiêu thẻ của khách hàng; Bên cạnh đó mẫu khảo sát chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh ( 73%) nên tính khái qt mơ hình chưa cao. Do đó, cần một nghiên cứu khác để phân tích những vấn đề này nhằm đưa ra các giải pháp cụ thể hơn đối với từng phân khúc khách hàng, từng vùng miền khảo sát để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Vietinbank.

- Nghiên cứu của tác giảTrương Thị Cẩm Nhung về đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam (2013). Sau khi kiểm định sự ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, có sáu biến có ý nghĩa thống kê là Kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế, Tình trạng hơn nhân, Trình độ học vấn, Thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế, Người giới thiệu và Mức thu nhập. Trong đó, những biến Kiến thức về thẻ tín dụng quốc tế, Tình trạng hơn nhân, Trình độ học vấn, Mức thu nhập ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 5%. Những biến Thái độ đối với thẻ tín dụng quốc tế, Người giới thiệu ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy

Người giới thiệu có ảnh hưởng lớn nhất đến Quyết định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Tiếp theo là các biến Thái độ, Kiến thức về thẻ, Hơn nhân, Trình độ, Mức thu nhập. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này hạn chế về việc sử dụng số lượng có giới hạn những nhân tố được dự báo là có ảnh hưởng đến Quyết định sử dụngthẻ tín dụng quốc tế bao gồm những nhân tố về nhân khẩu học và một số nhân tố về cá nhân.

Trên cơ sở lý thuyết và tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra mơ hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ được thể hiện như sau:

Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu ban đầu Chất lượng phục vụ H Chất lượng phục vụ H

Ảnh hưởng xã hội

Lợi ích tài chính Nhận biết thương hiệu Thuận tiện trong giao dịch

Chất lượng dịch vụ Thái độ đối với chiêu thị

H H H H H H Phát triển dịch vụ thẻ

2.3Đóng góp mới của đề tài

Hiện tại, có nhiều đề tài nghiên cứu về thẻ ngân hàng và trình bày nhiều giải pháp nhằm cải thiện và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng nhưng gần như chưa có bài nào nghiên cứu về thực trạng thẻ của ngân hàng SHB.

Tuy có nhiều đề tài trình bày về giải pháp phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, nhưng do mỗi ngân hàng có những lợi thế nhất định cũng như có những mặc hạn chế khác nhau, mỗi một ngân hàng có một định hướng và chiến lược phát triển khác nhau nên bài nghiên cứu này đã tìm hiểu về thực trạng dịch vụ thẻ SHB, phân tích những cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ thẻ SHB; đồng thời thông qua khảo sát thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của SHB; từ đó tác giả đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ thẻ đặc thù dành riêng cho SHB.

Kết luận chương2.

Sau khi nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về dịch vụ thẻ và sự phát triển của dịch vụ thẻ ngân hàng thì có thể tóm lại như sau:

Dịch vụ thẻ là tập hợp những đặc điểm, tính năng, cơng dụng do thẻ ngân hàng tạo ra cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính.

Phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng là sự gia tăng về số lượng các dịch vụ cung cấp, mạng lưới hoạt động và các tiện ích của sản phẩm thẻ; nâng cao chất lượng của từng loại hình dịch vụ thẻ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các chủ thẻ trong xã hội.

Sự phát triển của dịch vụ thẻ chịu tác động bởi nhiều yếu tố như môi trường pháp lý, sự phát triển khoa học công nghệ, điều kiện kinh tế, đối thủ cạnh tranh, thói quen của người tiêu dùng, tiềm lực tài chính của ngân hàng, nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ thẻ ra thị trường, định hướng của ngân hàng và hoạt động marketing của ngân hàng đó.

Chương 3

THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI

Tại chương này, tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của SHB cũng như định hướng phát triển của SHB; xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB từ năm 2010 đến nay và thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tại SHB, tìm ra đâu là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của SHB để làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)