Kết quả khảo sát năng lực tài chính của VNCB-CNSG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 58 - 59)

Tiêu chí Điểm trung

bình

Độ lệch chuẩn

1.Ngân hàng huy động vốn dễ dàng 3,30 .741

2.Ngân hàng có lợi nhuận hàng năm tăng lên 2,84 .841 3.Ngân hàng có tính thanh khoản tốt 3,16 .690 4.Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh 3,14 .732

5.Ngân hàng có nguồn vốn mạnh 3,10 .814

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Xem phụ lục 4)

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố năng lực tài chính của VNCB-CNSG được đánh giá thấp nhất ở mức trung bình với 3,108 điểm. Trong đó chỉ tiêu ngân hàng huy động vốn dễ dàng được đánh giá cao nhất 3,30 điểm và chỉ tiêu ngân hàng có lợi nhuận hàng năm tăng lên bị đánh giá rất thấp chỉ được 2,84 điểm. Và trong thực tế khả năng huy động vốn của VNCB-CNSG rất tốt khi lượng tiền gửi của khách hàng tăng qua các năm, năm 2010 huy động được hơn 3.300 tỷ đồng thì đến năm 2013 thì số tiền gửi của khách hàng tăng hơn 4 lần so với năm 2010 đạt trên 13.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lợi nhuận của chi nhánh lại giảm khá mạnh khi năm 2010 đạt lợi nhuận trên 247 tỷ đồng nhưng lợi nhuận năm 2012 lỗ 42,7 tỷ đồng và năm 2013 lỗ 26,5 tỷ đồng. Lợi nhuận của VNCB-CNSG lỗ là do các khoản trích dự phịng các khoản nợ phải thu khó địi tăng lên rất nhiều: năm 2011 chỉ trích lập dự phịng hơn 27 tỷ đồng nhưng năm 2012 tăng lên trên 349 tỷ và năm 2013 tăng trên 392 tỷ đồng. Đồng thời việc thu lãi cho vay năm 2012, năm 2013 gặp rất nhiều khó khăn và có xu hướng giảm năm 2012 thu lãi cho vay là 1.335 tỷ đồng giảm 150 tỷ so với năm 2011, năm 2013 thu lãi vay 1.291 tỷ giảm 43 tỷ so với năm 2012.

Nguồn vốn của VNCB-CNSG chủ yếu là nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao năm 2012 chiếm hơn 70%, năm 2013 là trên 96% trong tổng nguồn vốn. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh cung cấp tín dụng hiệu quả và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của khách hàng, tuy nhiên chi nhánh cũng phải đảm bảo khả năng chi trả, tính thanh khoản cao khi có rủi ro xảy ra.

2.2.4. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của VNCB-CNSG

Tác giả sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson-Strickland đề xuất để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Xây Dựng Việt Nam chi nhánh Sài Gòn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 58 - 59)