Kiểm chứng mức độ phù hợp của mơ hình chấm điểm rút gọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61)

2.4. Một số nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các

2.4.3.2. Kiểm chứng mức độ phù hợp của mơ hình chấm điểm rút gọn

Để kiểm chứng lại mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy rút gọn, tác giả sẽ sử dụng 5 mẫu dữ liệu chấm điểm sẵn có để tính lại tổng điểm khách hàng (DIEM) theo mơ hình chấm điểm rút gọn được viết dạng phương trình như sau:

DIEM = 30.464 + 0.061 x M102 + 0.024 x M127 + 0.046 x M137 + 0.051 x M162 + 0.031 x M205 + 0.054 x M235 + 0.059 x M245 + 0.03 x M250 + 0.018 x M255 + 0.078 x M265 + 0.053 x M300 + 0.015 x M330 + 0.027 x M345

Kết quả của DIEM được tính bằng phương trình này, ta sẽ so sánh với kết quả điểm ban đầu có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiểm tra tỷ lệ sai lệch. Việc tính tốn và so sánh này được thể hiện theo các bảng dưới đây:

Bảng 2.11: Tính thử mẫu chấm điểm thứ 37 Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) 30.464 1 30.464 M102 0.061 80 4.88 M127 0.024 100 2.4 M137 0.046 80 3.68 M162 0.051 100 5.1 M205 0.031 100 3.1 M235 0.054 100 5.4 M245 0.059 100 5.9 M250 0.03 100 3 M255 0.018 100 1.8 M265 0.078 100 7.8 M300 0.053 100 5.3 M330 0.015 100 1.5 M345 0.027 100 2.7

DIEM (Tổng điểm tính theo mơ hình rút gọn) 83.024 Tổng điểm ban đầu theo kết quả hệ thống XHTD 84.02 Tỷ lệ sai lệch của DIEM so với Tổng điểm ban đầu -1.19%

Bảng 2.12: Tính thử mẫu chấm điểm thứ 49 Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) 30.464 1 30.464 M102 0.061 20 1.22 M127 0.024 20 0.48 M137 0.046 60 2.76 M162 0.051 20 1.02 M205 0.031 100 3.1 M235 0.054 100 5.4 M245 0.059 100 5.9 M250 0.03 100 3 M255 0.018 20 0.36 M265 0.078 100 7.8 M300 0.053 100 5.3 M330 0.015 100 1.5 M345 0.027 20 0.54

DIEM (Tổng điểm tính theo mơ hình rút gọn) 68.844 Tổng điểm ban đầu theo kết quả hệ thống XHTD 66.68 Tỷ lệ sai lệch của DIEM so với Tổng điểm ban đầu 3.25%

Bảng 2.13: Tính thử mẫu chấm điểm thứ 83 Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) 30.464 1 30.464 M102 0.061 80 4.88 M127 0.024 20 0.48 M137 0.046 60 2.76 M162 0.051 80 4.08 M205 0.031 100 3.1 M235 0.054 100 5.4 M245 0.059 100 5.9 M250 0.03 60 1.8 M255 0.018 20 0.36

Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3)

M265 0.078 100 7.8

M300 0.053 60 3.18

M330 0.015 80 1.2

M345 0.027 20 0.54

DIEM (Tổng điểm tính theo mơ hình rút gọn) 71.944 Tổng điểm ban đầu theo kết quả hệ thống XHTD 77.95 Tỷ lệ sai lệch của DIEM so với Tổng điểm ban đầu -7.7%

Bảng 2.14: Tính thử mẫu chấm điểm thứ 238 Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) 30.464 1 30.464 M102 0.061 20 1.22 M127 0.024 20 0.48 M137 0.046 100 4.6 M162 0.051 20 1.02 M205 0.031 20 0.62 M235 0.054 20 1.08 M245 0.059 20 1.18 M250 0.03 20 0.6 M255 0.018 20 0.36 M265 0.078 20 1.56 M300 0.053 20 1.06 M330 0.015 20 0.3 M345 0.027 20 0.54

DIEM (Tổng điểm tính theo mơ hình rút gọn) 45.084 Tổng điểm ban đầu theo kết quả hệ thống XHTD 42 Tỷ lệ sai lệch của DIEM so với Tổng điểm ban đầu 7.34%

Bảng 2.15: Tính thử mẫu chấm điểm thứ 325 Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) Biến (1) Hệ số (2) Điểm số (3) (2) x (3) 30.464 1 30.464 M102 0.061 100 6.1 M127 0.024 20 0.48 M137 0.046 100 4.6 M162 0.051 20 1.02 M205 0.031 20 0.62 M235 0.054 20 1.08 M245 0.059 20 1.18 M250 0.03 60 1.8 M255 0.018 20 0.36 M265 0.078 20 1.56 M300 0.053 40 2.12 M330 0.015 60 0.9 M345 0.027 20 0.54

DIEM (Tổng điểm tính theo mơ hình rút gọn) 52.824 Tổng điểm ban đầu theo kết quả hệ thống XHTD 52.97 Tỷ lệ sai lệch của DIEM so với Tổng điểm ban đầu -0.28%

Nhận xét:

Cả 5 mẫu chấm điểm tính thử theo mơ hình chấm điểm rút gọn tác giả đề xuất đều cho ra kết quả có độ sai lệch ở mức độ thấp so với số điểm ban đầu của khách hàng. Điều này cho thấy việc bỏ ra các biến khơng có nhiều ý nghĩa thống kê trong mơ hình khơng làm cho kết quả chấm điểm của khách hàng bị sai lệch lớn. Thêm một căn cứ cho thấy sự phù hợp của mơ hình chấm điểm rút gọn 13 biến mà tác giả đề xuất.

2.4.3.3. Nhận xét ý nghĩa của các biến trong mơ hình chấm điểm rút gọn

Sau khi phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS, tác giả đã xây dựng được mô hình gồm 13 biến có khả năng giải thích chặt chẽ nhất cho tổng điểm của khách hàng (DIEM). Ý nghĩa của các biến chỉ tiêu này như sau:

- M102: Khả năng thanh toán hiện hành

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, thường được sử dụng để ngân hàng đánh giá khả năng thanh khoản của khách hàng từ tài sản lưu động hiện có, đặc biệt là đối với các khoản vay ngắn hạn. Đồng thời chỉ tiêu này còn cho thấy mức độ hợp lý trong cơ cấu tài chính của khách hàng.

- M127: Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để ngân hàng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt càng cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao được luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tái đầu tư nguồn vốn lưu động vào các hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh.

- M137: Tổng nợ phải trả trên tổng tài sản

Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác địn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp khơng có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

- M162: Suất sinh lời của tài sản ROA

Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của khách hàng. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Cịn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

- M205: Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD

Chỉ tiêu này đánh giá thông qua các thơng tin tài chính khách hàng cung cấp, các thơng tin khác thu thập được về khách hàng. Việc đánh giá chính xác chỉ tiêu này địi hỏi trình độ chun mơn và khả năng nhận định của CBTD. Đối với ngân hàng thì nguồn trả nợ của khách hàng là một trong các điều kiện quan trọng nhất để thẩm định cấp tín dụng.

- M 235: Tính năng động và nhạy bén của ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD

Vai trị của ban lãnh đạo trong một doanh nghiệp ln là quan trọng hàng đầu, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ban lãnh đạo càng năng động và nhạy bén để phản ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường thì khả năng thành cơng của doanh nghiệp càng cao. Việc đánh giá khách hàng thông qua chỉ tiêu này là phù hợp.

- M245: Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD

Môi trường nhân sự đoàn kết, lành mạnh, đãi ngộ tốt, mức độ hài lòng của nhân viên cao sẽ tạo nhiều động lực cho thành cơng của doanh nghiệp. Do đó, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khách hàng.

- M250: Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp kinh doanh cần có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh khả thi, hiệu quả nếu khơng chỉ có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn, về lâu dài sẽ trở nên trì trệ, kém phát triển. Do đó đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá doanh nghiệp.

- M255: Lịch sử trả nợ của khách hàng trong 12 tháng qua

Thực hiện xếp hạng tín dụng trước hết là để đánh giá tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng. Do đó, lịch sử trả nợ của khách hàng phải là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá điều này. Hiện nay, để xác định chỉ tiêu này ngồi các thơng tin đã có tại Agribank, CBTD thường tham khảo tại trung tâm thơng tin tín dụng Ngân hàng Nhà Nước (CIC).

- M265: Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại

Chỉ tiêu này rất quan trọng để đánh giá tính hình quan hệ tín dụng với Agribank của khách hàng, nợ quá hạn phát sinh làm giảm chất lượng tín dụng và cho thấy dấu hiệu nguồn trả nợ của khách hàng suy giảm hoặc không ổn định. Trong việc phân loại, đánh giá khách hàng của ngân hàng thì khơng thể bỏ qua chỉ tiêu này.

- M300: Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD

CBTD tổng kết lại tất cả các thông tin về khách hàng để đánh giá chỉ tiêu này. Chỉ tiêu định tính này được xem như một kết luận của CBTD thông qua quá trình thẩm định và quan hệ với khách hàng. Chỉ tiêu này nếu CBTD đánh giá thấp thì khơng thể đánh giá các chỉ tiêu định tính khác cao được, và ngược lại. Do đó có thể nói đây chính là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn đến kết quả XHTD của khách hàng.

- M330: Ảnh hưởng của các chính sách các nước – thị trường xuất khẩu chính Các chính sách của các nước, nơi là thị trường xuất khẩu chính có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có hoạt động xuất khẩu. Trong mơ hình chấm điểm của Agribank, chỉ tiêu này chỉ được tính đối với các doanh nghiệp có ngành nghề thương mại.

- M345: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trung bình của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây

Chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được tính ổn định và xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, ngân hàng mới có thể áp dụng

chính sách mở rộng hay thu hẹp tín dụng phù hợp. Do đó, đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong mơ hình XHTD.

2.4.4. Kết luận qua quá trình nghiên cứu về hệ thống XHTD doanh nghiệp của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Việc phân tích hồi quy cùng với những kiểm chứng bằng số liệu thực tế giúp tác giả chọn ra mơ hình chấm điểm rút gọn gồm 13 biến giải thích cho tổng điểm để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đều là những tiêu chí rất cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể đánh giá một cách khá tồn diện, đầy đủ về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quan hệ tín dụng, tiềm năng phát triển, … của doanh nghiệp. Việc đưa các chỉ tiêu này vào hệ thống XHTD doanh nghiệp của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là rất hợp lý.

Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy bộ chỉ tiêu chấm điểm của hệ thống XHTD doanh nghiệp các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tồn tại hạn chế. Mặc dù bộ chỉ tiêu chấm điểm này bao gồm hơn 60 chỉ tiêu đánh giá về tình hình tài chính và phi tài chính nhưng chỉ có 13 chỉ tiêu trong số này thực sự có ý nghĩa thống kê đối với tổng số điểm đạt được cuối cùng của khách hàng. Đánh giá toàn bộ chỉ tiêu mất rất nhiều thời gian trong khi chỉ cần đánh giá 13 chỉ tiêu này là đã có số điểm tương đối chính xác cho khách hàng. Như vậy, có thể thấy được tính hiệu quả của bộ chỉ tiêu chấm điểm đang áp dụng cho hệ thống XHTD doanh nghiệp các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là chưa cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, tác giả luận văn đã giới thiệu sơ lược về các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, một số đặc điểm về hoạt động tín dụng và phân tích thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đang được áp dụng tại các chi nhánh này. Tương tự như phần lớn các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Agribank cũng sử dụng mơ hình chấm điểm để XHTD doanh nghiệp với bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được lựa chọn theo những tiêu chí riêng phù hợp với điều kiện hoạt động và khách hàng của Agribank.

Qua việc phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm thống kê SPSS, tác giả đã thực hiện rút gọn bớt mơ hình chấm điểm của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ hơn 60 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chỉ cịn 13 chỉ tiêu, là những biến có khả năng giải thích tốt nhất cho kết quả điểm cuối cùng của khách hàng. Các số liệu cũng như kiểm chứng của tác giả cũng cho thấy mơ hình chấm điểm rút gọn này khá phù hợp.

Từ những kết quả phân tích định tính cũng như định lượng trong chương 2, tác giả đã nhận thấy một số ưu điểm cũng như hạn chế của hệ thống XHTD doanh nghiệp của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Những nội dung của chương này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CHI NHÁNH AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Hiện nay, Agribank đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, hướng đến việc quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Bassel. Để thực hiện điều này thì việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp áp dụng cho các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vẫn còn khá nhiều hạn chế. Qua những nghiên cứu trong các phần trước của luận văn này, tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

3.1. Giải pháp đối với các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

3.1.1. Ứng dụng mơ hình chấm điểm rút gọn của tác giả luận văn

Qua q trình phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS tại mục 2.4 chương 2, luận văn đã xác định được 13 biến chỉ tiêu gồm 4 biến tài chính và 9 biến phi tài chính có tương quan chặt chẽ nhất với số điểm xếp hạng cuối cùng của khách hàng doanh nghiệp tại các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Mối quan hệ này được biểu diễn theo phương trình sau:

DIEM = 30.464 + 0.061 x M102 + 0.024 x M127 + 0.046 x M137 + 0.051 x M162 + 0.031 x M205 + 0.054 x M235 + 0.059 x M245 + 0.03 x M250 + 0.018 x M255 + 0.078 x M265 + 0.053 x M300 + 0.015 x M330 + 0.027 x M345

- Đối với CBTD khi chấm điểm khách hàng cần phải chú trọng thẩm định kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61)