2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.1.3. Về tình hình tín dụng
Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp 5,26 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói cách khác, tín dụng đã tăng trưởng q nóng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2011-2013 đã giảm đáng kể, bằng 1,98 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP. Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90’.
Hình 2.2. Tốc độ tăng tín dụng, CPI và GDP từ 2006-2013
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước, tổng cục thống kê)
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 13,88% và năm 2013 là 15,37% đối với nhóm 25 NHTMCP, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của tồn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng khơng đồng đều, một số NHTMCP có tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001- 2013 (VPB tăng 26,5% vào 2012 và 42,2% vào năm 2013; NASB tăng 32,4% năm 2012 và 32,2% năm 2013) nhưng cũng có một số NHTMCP có tốc độ tăng trưởng tín dụng âm (MSB giảm 23,3% năm 2012 và 5,3% năm 2013; SGB giảm 2,9% vào năm 2012 và 1,8% vào năm 2013).
0 5 10 15 20 25 30 35 BQ 2006-2010 BQ 2011-2013 33.25 11.19 11.14 10.19 6.32 5.64 Tín dụng CPI GDP
Bảng 2.2. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2013
Năm 2011 2012 2013
Tăng trưởng tín dụng của hệ
thống ngân hàng 10,9% 8,91% 12,52%
Tăng trưởng tín dụng của 25
NHTMCP - 13,88% 15,37%
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước, BCTC và BCTN của 25 NHTMCP từ 2011 - 2013)
Tăng trưởng tín dụng chậm lại trong giai đoạn 2011 - 2013 do nhiều nguyên nhân, từ việc phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đến những tác động do tăng trưởng kinh tế bị suy giảm (tác động ngược trở lại đối với tăng trưởng tín dụng); kể cả các yếu tố như lãi suất cho vay còn cao, nợ xấu lớn, tồn kho cao, bất động sản xuống dốc và sự cộng hưởng, tác động lẫn nhau của các yếu tố này.
Cấu trúc các khoản vay đã dần cân bằng hơn trong những năm gần đây. Tỷ lệ các khoản vay dành cho khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm đi và tỷ lệ dành cho khu vực ngoài quốc doanh đã tăng. Đây là một dấu hiệu cải thiện trong hệ thống ngân hàng.
Hơn nữa, tỷ trọng các khoản vay, mặc dù không thay đổi nhiều, đã phân bổ tăng dần cho khu vực nông nghiệp, nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và các dịch vụ khác. Những ngành này đang hoạt động tương đối tốt và thể hiện khả năng phục hồi trong mơi trường kinh doanh khó khăn. Bởi vậy, mở rộng cho vay cho những ngành này thực tế là một điều tốt cho các ngân hàng.
Hình 2.3. Phân loại khoản vay theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2011-2013
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)
Đối với nhóm 25 NHTMCP nghiên cứu do hạn chế trong số liệu thu thập nên tác giả không phân loại được khoảng vay theo lĩnh vực kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng giảm, chiều hướng tỷ trọng các khoản vay dần theo chiều hướng tích cực, nợ xấu vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao. Từ mức nợ xấu 3.07% cuối năm 2011, đến 3/2014 nợ xấu đã tăng lên 3.93%. Nợ xấu cao nhất là vào tháng 9/2012, chiếm 4.93% trên tổng dư nợ.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 25 NHTMCP tăng từ 2,14% năm 2011 lên 3,26% năm 2012 và giảm xuống còn 2,81% năm 2013. Mức này thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu trong tồn hệ thống được NHNN cơng bố nhưng cùng xu hướng tăng lên vào năm 2012 và giảm nhẹ vào cuối năm 2013.
8.80% 29.90% 9% 21.70% 5.60% 24.90% 2011 9.60% 29.30% 9.30% 19.50% 4.30% 28% 2012 10.50% 27.86% 9.90% 19.30% 3.65% 29% 2013
Nông lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp Xây dựng Thương mại
Hình 2.4. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam (Nguồn: NHNN, tác giả tổng hợp từ BCTC và BCTC của 25 NHTMCP 2011- 2013)
Đối với các NHTMCP, trong giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ nợ xấu ở mỗi ngân hàng lại có những biến đổi nhất định. Có những ngân hàng tỷ lệ nợ xấu tăng cao như: EAB (từ 1.69% năm 2011 lên 3.99% năm 2013), ACB (từ 0.89% năm 2011 lên 3.93% năm 2013)…, có những ngân hàng tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh như: NAB (từ 4.29% năm 2011 xuống 1.48% năm 2013), SGB (từ 4% năm 2011 xuống 2.24% năm 2013)…, cũng có những ngân hàng có mức biến động tỷ lệ nợ xấu khơng nhiều và giữ ở dưới mức 3% như: CTG, VCB…
Riêng SHB có tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ mức 2.24% năm 2011 lên 8.81% năm 2012 và xuống 5.67% vào năm 2013. Nguyên nhân là do ngân hàng này phải gành thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với HBB.