Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 48)

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần

2.2.1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai các dịch vụ

hàng hiện đại

Trong những năm gần đây, các NHTMCP Việt Nam đã và đang tập trung khai thác thị trường bán lẻ thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động, gia tăng việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ ngân hàng, phát triển nhiều dịch vụ mới đa dạng về tiện ích như các dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet banking, Home banking, SMS banking, Mobile banking), dịch vụ ATM cung cấp nhiều tiện ích về rút tiền, chuyển khoản, dịch vụ thanh tốn qua POS, thẻ tín dụng, thu đổi ngoại tệ….

(1) Về thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam:

Các loại hình dịch vụ và phương thức thanh toán phát triển mạnh và đa dạng. Bên cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống như ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), nhiều dịch vụ, phương thức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới như thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, ví điện tử. 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0%

VCB CTG BIDV STB EIB ACB MB SHB

2011 2012 2013

Trong số này, ủy nhiệm chi là phương tiện thanh toán được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất trong nhiều năm qua, chiếm tỷ lệ cao so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác. Việc triển khai các dịch vụ thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán qua Internet, đã đạt được kết quả ấn tượng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ khá lớn, số lượng và giá trị giao dịch tăng cao (năm 2013 tăng tương ứng 83% và 42% so với năm 2012), tạo thêm kênh thanh toán mới, thuận tiện và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp hàng hóa và cả ngân hàng.

Hình 2.8. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước)

Như đã thấy trên hình 2.8, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán trong vòng 10 năm qua tại Việt Nam giảm từ mức 20.3% năm 2004 xuống 12.4% vào tháng 04/2014. Tuy tỷ trọng tiền mặt hàng năm đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với thế giới. Rõ ràng, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu ở Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư.

(2) Về tình trạng sử dụng thẻ thanh tốn và tín dụng:

Theo thống kê của Vụ thanh toán - NHNN, đến cuối năm 2013, số lượng thẻ phát hành đạt trên 66 triệu thẻ (tăng 22% so với cuối năm 2012 và tăng 60% so với

20.3 19 17.21 16.36 14.6 14.02 13 12.6 12.4 0 5 10 15 20 25 2004 2005 2006 2007 2008 2010 2012 2013 4/2014

cuối năm 2011); số lượng và giá trị giao dịch thẻ năm 2013 tăng lần lượt 25% và 43 % so với năm 2012.

Song song với hoạt động phát hành thẻ, số lượng máy ATM và POS được trang bị không ngừng tăng lên qua các năm, tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng. Nếu năm 2011, cả thị trường mới có khoảng 70.000 POS thì đến cuối năm 2013 đã lên tới hơn 137.000 POS, tăng gần gấp đơi chỉ trong vịng 3 năm. Bên cạnh đó thiết bị ATM cũng tăng từ khoảng 13.300 năm 2011 lên gần 15.500 vào cuối năm 2013.

Thay vì chỉ rút tiền qua ATM, chuyển khoản như hiện nay, các ngân hàng đã tích hợp trên thẻ ATM các dịch vụ gia tăng như thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua vé máy bay, bảo hiểm, kết hợp với nhiều đối tác để phát hành thẻ đồng thương hiệu, đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đẩy mạnh việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS cũng được tích cực thực hiện đã khơng chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các NHTMCP, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)