Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam cổ phần Việt Nam

2.1.1. Tóm tắt q trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của NHNN Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 24 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai sắc lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về NHNN Việt Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ cịn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm sốt lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với NHNN đồng thời kiêm cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng đã trở nên đông đảo với 150 ngân hàng và hơn 1.100 tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 24 năm. Sự phát triển tập trung vào hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng. Thập niên 90’ là thời đại của các Ngân Hàng thương mại cổ phần và giai đoạn đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm tham gia của các ngân hàng nước ngoài.

Những bước phát triển quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam được tóm tắt và trình bày ở phụ lục 1.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam

Sài Gịn Cơng Thương Ngân Hàng (SGB) là Ngân Hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập (16/10/1987) trong hệ thống Ngân Hàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, trước khi có Luật Cơng Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng. Đây là mơ hình mới trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, nhằm thử nghiệm việc xây dựng một ngân hàng thương mại thực sự có khả năng giúp đỡ kinh tế tư doanh phát triển đồng thời giúp NHNN Việt Nam có những cơ sở ban đầu, rút ra những kinh nghiệm cần thiết góp phần xây dựng hồn chỉnh hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Từ năm 1990 hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phẩn được thành lập, có thể kể đến là: ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), ngân hàng Sài Gịn Thương Tín (STB), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đơng Á (EAB)…

Để hồn thành q trình mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các nhà đầu tư nước ngồi và tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước, chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QD-TTg, đặt mục tiêu cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà Nước và cho tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước ở các ngân hàng này xuống cịn 51%. Theo đó, 4 ngân hàng thương mại nhà nước lần lượt được cổ phần hóa là: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng công thương (CTG), ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long (MHB).

Tính đến đầu năm 2014, Việt Nam có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã được cổ phần hóa.

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ngày càng lớn mạnh, khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế và xu hướng đi lên khơng ngừng, có vị trí ngày càng quan trọng và tạo được lịng tin đối với công chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)