Chính phủ và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75 - 78)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

3.2.1.1. Chính phủ và các ban ngành liên quan

- Giải pháp đối với thị trường và doanh nghiệp

Các bộ, ngành cần phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường như miễn, giảm thuế, giãn thời hạn

nộp thuế; hỗ trợ cho vay các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập thấp nhằm khơi phục thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ và bảo đảm thị trường này phát triển

lành mạnh. Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường tài chính, trước hết thị trường chứng khốn để tạo kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc, cần cải cách các DNNN và các tập đồn lớn, tạo sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho

khu vực DNNN là nguyên nhân chính khiến mức nợ khó địi, nợ q hạn tại các NHTMCP nhà nước cao. Vì vậy, nếu khơng kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTMCP nói riêng là khó thực hiện.

- Giải pháp về vấn đề pháp lý

Đầu tiên, cần hồn thiện khn khổ pháp lý liên quan nhằm hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Cơ chế, quy định xử lý nghiêm việc mượn danh, mạo danh cổ đơng cũng

cần được thực hiện nhanh chóng. Ngồi ra, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát, nhất là đối với hoạt động góp vốn, mua cổ phần; giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đơng và người có liên quan tại các sở hữu chéo; theo dõi, giám sát chặt chẽ việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khốn...

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hồn thiện cơ sở pháp lý cho việc xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hướng trao quyền chủ động nhiều hơn cho VAMC và các NHTMCP trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đi đơi với việc tăng

cường tính minh bạch, công khai trong bán, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Cải cách thủ tục, rút ngắn quy trình, đẩy mạnh quá trình xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ xấu tại các NHTMCP.

Thứ ba, tiếp tục quy định về việc nâng cao vốn điều lệ tối thiểu, điều này nhằm

sàn lọc được các ngân hàng thực sự khỏe mạnh trong nền kinh tế, nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng và sức khỏe tài chính của cả hệ thống NHTMCP Việt Nam.

Cuối cùng, cần nâng mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cao hơn để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền, duy trì niềm tin của cơng chúng và tránh gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức tín dụng. Tác giả đề xuất nên nâng mức bảo hiểm lên

200 triệu đồng/tổ chức, mức này xấp xỉ 5 lần thu nhập binh quân đầu người hiện tại ở nước ta.

Ngồi ra, cần thay đổi phương pháp tính phí bảo hiểm để bảo hiểm tiền gửi có đủ năng lực tài chính để chi trả số tiền bảo hiểm lớn hơn này. Có thể tính phí bảo

hiểm trên cơ sở rủi ro, theo phương thức này, cơ sở để xác định tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi là kết quả đánh giá, phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo mức độ tín nhiệm. Điều này sẽ bảo đảm cơng bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG, tạo động lực nâng cao chất lượng quản trị rủi ro của tổ chức tham gia BHTG, tuân theo nguyên tắc thị trường, hạn chế được rủi ro đạo đức phát sinh, đồng thời thúc đẩy tổ chức BHTG phải đưa ra nhiều thơng tin và có phương pháp để đo lường rủi ro chính xác hơn. Trên thế giới đã có hơn 60 quốc gia đang áp dụng phí BHTG dựa trên mức độ rủi ro của ngân hàng và con số này vẫn đang tăng lên.

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và NHNN cần liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành ngân hàng và đào tạo theo yêu cầu của ngành ngân hàng, phối hợp với một số ngân hàng lớn xây dựng trang web về đào tạo theo nhu cầu ngành.

Phối hợp xây dựng ngân hàng thực hành để tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp cận thực tế từ khi bắt đầu học lý thuyết về ngân hàng. Sinh viên có thể đến ngân

hàng này để thực hành, tiếp cận thực tế về những kiến thức lý thuyết đã được học ở trường. Hiện nay, các học viên ngành ngân hàng hầu hết chỉ tiếp cận môi trường làm việc thực tế qua việc đi thực tập ba tháng cuối khóa học nên khó có thể nâng cao kỹ năng thực hành.

- Giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế

Tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng khu vực và thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các nước và

tin ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về công nghệ ngân hàng.

Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế

trên cơ sở tiến hành rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn, chuẩn mực của thế giới.

Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xoá bỏ cơ chế bao cấp, bảo hộ đối

với các NHTMCP Việt Nam, cũng như xóa bỏ các giới hạn về số lượng, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỷ lệ góp vốn của nước ngồi, đảm bảo quyền kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết đa phương và song phương. Việc có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh, lành mạnh hoá các NHTMCP Việt Nam và tránh không bị rơi vào khủng hoảng tài chính - ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)