2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần
2.2.2. Những tồn tại trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần
cổ phần Việt Nam
(1) Về cơ cấu thu nhập, thu nhập lãi tín dụng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của các NHTMCP. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín dụng, nợ xấu
cao, chịu nhiều rủi ro. Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng chất lượng tín dụng thấp, rủi ro tín dụng chưa được kiểm sốt và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập.
(2) Về chất lượng tín dụng, hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, chất lượng thấp, nợ xấu tăng cao. Nợ xấu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013,
tỷ lệ nợ xấu là 3,61% vào năm 2013 đối với toàn hệ thống ngân hàng và 2,81% đối với 25 NHTMCP nghiên cứu.
(3) Về khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam thấp và liên tục giảm
trong giai đoạn 2011-2013 và ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng như các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
(4) Về tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh tốn, tuy hàng năm đã giảm, nhưng vẫn cịn ở mức cao. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu ở Việt
Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công, doanh nghiệp và dân cư.
(5) Về năng lực công nghệ, tốc độ phát triển cơng nghệ thơng tin cịn chậm, chưa đồng đều giữa các ngân hàng nên khó khăn trong việc liên kết các hệ thống với
nhau nhằm hợp tác khai thác các dịch vụ lẫn nhau. Hạ tầng công nghệ thông tin của các NHTMCP Việt Nam chưa được khai thác triệt để. Chẳng hạn, các NHTMCP Việt Nam đang sử dụng nhiều hệ thống corebanking khác nhau như: T24, I-flex, TCBS… gây khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ.
(6) Về dịch vụ ngân hàng hiện đại, vẫn còn khá manh mún, lượng giao dịch cịn thấp, chưa mang tính đồng bộ: Hiện nay hầu hết các NHTMCP đang đẩy mạnh
phát triển các dịch vụ như: thanh toán qua POS, dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking), dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking), dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking)… Tuy đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn cịn khá manh mún, lượng giao dịch cịn thấp, chưa mang tính đồng bộ và nhiều khách hàng chưa nắm bắt được các tiện ích của dịch vụ.
(7) Về vấn đề sở hữu chéo, nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các NHTMCP rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ. Khơng ít ngân hàng đã bị các cổ đông lớn lạm dụng trở thành kênh cung cấp
vốn cho các cổ đông, doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà nước hoạt động chủ yếu phục vụ tập đoàn và doanh nghệp thành viên của tập đoàn. Điều này dễ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro, xung đột lợi ích và sự an tồn, ổn định của ngân hàng phụ thuộc vào các cổ đông lớn của ngân hàng. Luật các TCTD quy định một số
trường hợp không được cung cấp tín dụng (thành viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc của TCTD,…), một số trường hợp bị hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng (khơng vượt q 15% vốn tự có đối với một khách hàng và khơng q 25% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan). Tuy nhiên, trên thực tế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau khơng ít đối tượng khơng tuân thủ các quy định an tồn hoạt động tín dụng.
(8) Về năng lực quản trị của các NHTMCP cịn nhiều bất cập so với quy mơ, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực
quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của NHTMCP. Chuẩn mực, chính sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của các NHTMCP nhìn chung chưa có hiệu quả cao dẫn đến chưa kiểm sốt có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của các NHTMCP.
(9) Về cạnh tranh giữa các NHTMCP thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các NHTMCP dẫn đến kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động ngân hàng không được tôn
trọng. Phương thức, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các NHTMCP trong nước nhiều hạn chế. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các NHTMCP là bằng giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, các NHTMCP Việt Nam hiện nay còn phải chịu sự cạnh tranh ganh gắt của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi có điều kiện về vốn, công nghệ và kinh nghiệm.
(10) Về nguồn nhân lực, các NHTMCP có đội ngũ nhân viên trẻ, tận tâm trong công việc nhưng thiếu những chun gia cao cấp, có tầm nhìn chiến lược để
hoạch định những kế hoạch dài hạn cho sự phát triển của NHTMCP. Số lượng nhân viên tăng nhanh nhưng chưa tương xứng với chất lượng.