Chỉ số Malmquist và đo lường thay đổi năng suất nhân tố tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

năng suất riêng của từng nhân tố và dựa trên năng suất nhân tố tổng hợp TFP. Đối với lĩnh vực ngân hàng là ngành hoạt động dịch vụ có nhiều mối quan hệ giữa nhiều đầu ra và nhiều đầu vào, cách tiếp cận TFP là phù hợp hơn.

Năm 1953, Sten Malmquist – một nhà kinh tế học và thống kê học người Thụy Điển đã đề xuất sử dụng một chỉ số để đo lường sự thay đổi của TFP và sự thay đổi của các thành phần hiệu quả có liên quan như: thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần và thay đổi hiệu quả theo qui mô, gọi là chỉ số thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TFP - Malmquist. Dựa trên ý tưởng của Malmquist, nhiều tác giả đã xây dựng các phương pháp khác nhau để đo lường chỉ số năng suất tổng hợp, trong đó có phương pháp DEA. Coeli và các cộng sự (1996) đã giới thiệu phương pháp phân tích thay đổi năng suất thơng qua việc xác định chỉ số thay đổi năng suất tổng hợp Malmquist bằng phương pháp DEA.

Chỉ số thay đổi năng suất tổng hợp đo lường sự thay đổi của tổng đầu ra so với đầu vào. Tăng năng suất sẽ biểu thị bằng chỉ số Malmquist lớn hơn 1. Năng suất giảm sẽ gắn với việc chỉ số Malmquist nhỏ hơn 1. Ngoài ra, việc tăng lên trong mỗi bộ phận của chỉ số Malmquist sẽ dẫn tới việc giá trị của bộ phận đó lớn hơn 1. Theo định nghĩa, tích số của thay đổi hiệu quả kỹ thuật và thay đổi kỹ thuật sẽ bằng chỉ số Malmquist, những thành phần này có thể thay đổi ngược chiều nhau.

TFP = TE x TC Trong đó: TE = PE x SE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)