Hồn thiện cơng tác duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (seabank) (Trang 85 - 87)

3.3 Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị nguồn nhân lực tại SeAbank

3.3.3 Hồn thiện cơng tác duy trì nguồn nhân lực

3.3.3.1 Đánh giá thực hiện công việc

Để có một kết quả đánh giá thành tích cơng tác tốt và chính xác, những người làm công tác đánh giá cần phải xem xét và đánh giá tồn bộ q trình cơng tác của nhân viên, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn và thuận lợi trong công việc của người được đánh giá. Không chỉ xem xét trong một thời kỳ hoặc chỉ căn cứ vào một loại ưu, khuyết điểm nào đó để phóng đại lên tồn bộ các yếu tố khác. Một số điểm cần lưu ý để có một kết quả tốt trong cơng tác đánh giá thực hiện công việc:

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên về đánh giá thực hiện công việc

Ban giám đốc của ngân hàng phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc trong các hoạt động đào tạo và phát triển; nâng lương, tăng thưởng. Đánh giá thực hiện công việc công bằng, chính xác sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Đối với cán bộ quản lý, cần phải có nhận thức đúng đắn hơn nữa về đánh giá thực hiện công việc, không nên xem nhẹ, coi thường hoạt động này vì đây có thể nói là hoạt động quyết định sự thành cơng hay thất bại của các hoạt động khác.

Đối với nhân viên thì phần lớn là khơng hiểu rõ mục đích của đánh giá thực hiện cơng việc, họ chỉ thấy được đánh giá thực hiện công việc là cơ sở để tăng lương, thưởng chứ chưa hiểu hết được rằng nó là cơ sở cho việc bình xét thi đua khen thưởng, cơ hội để thăng tiến hay giúp cải thiện tình hình sản xuất. Do vậy cần có các buổi họp trực tiếp của lãnh đạo các bộ phận với nhân viên, Ban giám đốc với nhân viên để trao đổi giao nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn. Đồng thời cũng đưa ra mục tiêu cần đạt được cũng như mức lương thưởng có được nếu hồn thành tốt nhiệm vụ. Việc hiểu đúng tầm quan trọng của đánh giá thực hiện công việc giúp nhân viên làm việc chăm chỉ, hiểu cơng việc của mình do vậy làm việc đạt hiệu quả cao nhất.

- Lựa chọn người đánh giá phù hợp và đào tạo cho người đánh giá một cách nghiêm túc

Người đánh giá có vai trị quyết định, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đánh giá thực hiện công việc. Như vậy, việc lựa chọn người đánh giá cho phù hợp, đảm bảo công bằng, hợp lý là một việc khó khăn. Cần kết hợp linh hoạt giữa nhiều đối tượng, trước tiên là người quản lý trực tiếp, sau đó tuỳ từng bộ phận mà người đánh giá có thể là các khách hàng hoặc các đồng nghiệp. Với bộ phận hay tiếp xúc với khách hàng nên lấy ý kiến các khách hàng để bổ sung ý kiến vào đánh giá thực hiện công việc, cịn các bộ phận khác thì sử dụng ý kiến của các đồng nghiệp cùng tiếp xúc, làm việc thường xuyên.

Trình độ chun mơn, kiến thức của người đánh giá phải rất chắc chắn và vững vàng thì mới đánh giá cơng bằng và chính xác được kết quả cơng việc của nhân viên. Mặt khác, người đánh giá phải khách quan, tránh mắc lỗi thành kiến hay thiên vị. Do đó, cần phải đào tạo phương pháp, mục đích cho người đánh giá một cách nghiêm túc để họ hiểu được mục đích của cơng tác và chương trình đánh giá thành tích cơng tác.

- Hồn thiện tiêu chuẩn đánh giá

Ngân hàng cần phải nắm rõ những đặc trưng riêng biệt về đặc điểm và tính chất công việc của cán bộ quản lý và nhân viên, từ đó hồn thiện tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp, thay đổi và bổ sung theo từng hoàn cảnh cụ thể nhưng đảm bảo sự

liên kết chặt chẽ, rõ ràng với công việc cụ thể và mục tiêu của ngân hàng, giữa những thành phần chủ yếu trong công việc với những thành phần được nêu trong bảng đánh giá thành tích cơng tác và các cơng cụ đánh giá phải mang tính thực tế, dễ hiểu, dễ sử dụng.

Cần đưa ra các giải pháp để tăng cường niềm tin của nhân viên vào hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc. Phịng phụ trách nhân sự xây dựng các tiêu chí đánh giá phải căn cứ vào các bản phân tích cơng việc để hệ thống đánh giá có cơ sở khoa học và có thể giải thích được tạo sự tin tưởng vào tính cơng bằng trong đánh giá đối với nhân viên. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên định kì xem xét và thay đổi các tiêu chuẩn đánh giá cho phù hợp với thực tế của tình hình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á (seabank) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)