PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước tại tỉnh hậu giang (Trang 28 - 32)

2.4.1 Phƣơng pháp tiếp cận

Phƣơng pháp tiếp cận của đề tài là phƣơng pháp tiếp cận nguyên nhân và kết quả nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, hạn chế của đối tƣợng nghiên cứu và đƣa ra giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó, đề tài cịn đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tắch, đánh giá đối tƣợng nghiên cứu bằng cách sử dụng các phƣơng pháp phân tắch tổng hợp, thống kê so sánh, lấy lý luận so với thực tiễn và lấy thực tiễn để làm cơ sở kiến nghị những giải pháp nhằm giải quyết

Các bƣớc tiến hành nghiên cứu:

Bƣớc 1: Lựa chọn tên đề tài. Ở bƣớc này tác giải dựa vào lý luận và thực tiễn quản lý ngân sách của tỉnh Hậu Giang và cũng là tỉnh nhà nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách của Tỉnh cũng nhƣ góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong giai đoạn sắp tới.

Bƣớc 2: Nghiên cứu khái niệm và lý thuyết, tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc đây, tra cứu tài liệu. Ở bƣớc này, tác giải làm rõ các lý thuyết có liên quan đến đề tài để ngƣời đọc hiểu rõ hơn về các thuật ngữ trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, tác giải tham khảo và kế thừa các nghiên trƣớc đây cũng nhƣ nghiên cứu tiếp các mặt cịn thiếu sót.

Bƣớc 3: Lập đề cƣơng nghiên cứu. Ở bƣớc này, tác giả viết đề cƣơng nghiên cứu dựa trên các nội dung nghiên cứu đã đƣợc xác định từ trƣớc.

Bƣớc 4: Tiến hành thu thập số liệu. Số liệu đƣợc thu thập là số liệu thứ cấp về tình hình thu chi ngân sách nhà nƣớc qua các năm 2011-2013.

Bƣớc 5: Phân tắch xử lý số liệu, giải thắch kết quả báo cáo. Số liệu đƣợc xử lý bằng các phƣơng pháp nhƣ thống kê mô tả, so sánh, tổng hợp và giải thắch số liệu dựa trên kết quả xử lý.

Bƣớc 6: Viết luận văn Bƣớc 7: Báo cáo luận văn

2.4.2 Phƣơng pháp phân tắch và xử lý số liệu

Đề tài kết hợp phân tắch thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối và tƣơng đối về tình hình lập dự toán ngân sách giữa các năm, giữa lý luận và thực tiễn để phân tắch thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nƣớc tỉnh Hậu Giang. Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tổng hợp các nội dung đã nghiên cứu, rút ra đƣợc những nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém trong công tác lập dự toán ngân sách nhà nƣớc Tỉnh Hậu Giang nhằm đề ra giải pháp hoàn thiện các phƣơng thức lập dự toán ngân sách giai đoạn sắp tới.

2.4.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối

Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tắnh là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.

Đây là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tắch hoạt động kinh doanh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tắch. Để tiến hành

đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

- Xác định số gốc để so sánh:

+ Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc.

+ Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thƣờng so sánh với cùng kỳ năm trƣớc.

+ Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng.

- Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế: + Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

+ Đảm bảo tắnh thống nhất về phƣơng pháp tắnh các chỉ tiêu

+ Đảm bảo tắnh thống nhất về đơn vị tắnh, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.

- Mục tiêu so sánh trong phân tắch kinh doanh:

+ Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tắch.

+ Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tắch và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tắch.

2.4.2.2 Phương pháp phân tắch và tổng hợp lý thuyết

Nghiên cứu lý thuyết thƣờng bắt đầu từ phân tắch các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hƣớng phát triển của lý thuyết. Từ phân tắch lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.

+ Phƣơng pháp phân tắch lý thuyết

Là phƣơng pháp phân tắch lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khắa cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thơng tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

Phân tắch lý thuyết bao gồm những nội dung sau: phân tắch nguồn tài liệu (tạp chắ và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng), mỗi nguồn có giá trị riêng biệt; phân tắch tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố), mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng; phân tắch nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

+ Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết

Là phƣơng pháp liên quan kết những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau: Bổ sung tài liệu, sau khi phân tắch phát hiện thiếu hoặc sai lệch; lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ; sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái), sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân Ờ quả để nhận dạng tƣơng tác; làm tái hiện quy luật, đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chắnh là mục đắch của tiếp cận lịch sử; giải thắch quy luật, công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phân tắch và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tắch đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tắch. Trong nghiên cứu lý thuyết, ngƣời nghiên cứu vừa phải phân tắch tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH

NHÀ NƢỚC TỈNH HẬU GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước tại tỉnh hậu giang (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)