Doanh số nhập khẩu giai đoạn 2010-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 49)

Năm Doanh số nhập khẩu

(USD) Mức tăng trưởng (%) 2010 2,534,240,689 - 2011 3,016,078,272 19.01 2012 2,900,673,793 -3.83 2013 3,119,384,358 7.54

(Nguồn: Báo cáo của TT.TTQT qua các năm từ 2010 - 2013)

Giai đoạn năm 2010-2011, cùng với sự phát triển của nền kinh tế chung trên

cả nước, tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp có nhiều tiến triển rõ rệt, kéo theo đó là doanh số nhập khẩu tại ACB cũng đạt tốc độ tăng khá đều, các mặt hàng

nhập khẩu chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị, cũng như mặt hàng hóa chất,

ngồi ra trong giai đoạn này ACB vẫn ln duy trì được mức tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, đảm bảo nguồn ngoại tệ phục vụ cho hoạt động TTQT, cùng với việc

chú trọng nâng cao hơn về chất lượng dịch vụ. Do đó cũng góp phần vào sự phát triển doanh số TTQT trong giai đoạn này.

Bước sang năm 2012, khi ACB phải đối mặt với một số biến cố trong hoạt động ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của cả hệ thống và doanh số TTQT

cũng khơng là ngoại lệ, có thể thấy trong năm 2012, doanh số nhập khẩu của các doanh nghiệp thực hiện tại ACB có sự sụt giảm rõ rệt mức 3.83%, tuy mức giảm

không cao nhưng đã làm thay đổi xu hướng tăng đều trong những năm trước đó.

Tình hình này đã cải thiện đáng kể qua năm 2013, với việc triển khai thêm nhiều chương trình khuyến mãi cho các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ TTQT

cùng với nhiều tiện ích hiện đại đi kèm đã góp phần thúc đẩy mức doanh số nhập khẩu giai đoạn này gia tăng với tốc độ tăng so với năm 2012 đạt mức 7.54%.

 Cơ cấu các phương thức thanh tốn.

Nhìn qua bảng 2.5 có thể nhận thấy, trong cơ cấu doanh số TTQT của ACB

các năm, luôn đạt mức trên 50% trong tổng doanh số TTQT, đóng góp khơng nhỏ

vào lợi nhuận hằng năm của NH. Thực tế với quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển dịch vụ TTQT, thì phương thức T/T vẫn được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu. Và hiện nay thì có thể nhận xét

đây là mảng thanh tốn quan trọng, đã trở thành một thế mạnh chủ lực của NH mà NH đã và đang tiếp tục tập trung phát triển với một lượng khách hàng doanh nghiệp

tiềm năng và quen thuộc, đảm bảo cho hoạt động TTQT duy trì ổn định và phát

triển. Tuy nhiên, bước sang năm 2012 và 2013, do tình hình ngoại thương ngày phát triển mạnh kèm theo đó là các rủi ro trong kinh doanh cao, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có sự thay đổi về nhận thức và dần dần có thói quen sử dụng các phương thức TTQT đảm bảo và an toàn hơn cho các bên, giai đoạn này cơ cấu phương thức thanh toán rõ ràng đã có sự chuyển dịch, với mức tăng trong tỷ trọng phương thức L/C, nhờ thu và CAD đều tăng nhẹ, còn tỷ trọng phương thức T/T bị

sụt giảm, nếu trong năm 2011 là 67.24% thì qua năm 2012 mức tỷ trọng này chỉ đạt 65.27% và chỉ đạt mức 62.11% trong năm, một trong những nguyên nhân khiến

khách hàng thay đổi chuyển qua sử dụng phương thức thanh toán khác là do tính rủi ro cao trong phương thức T/T trả trước, phương thức sử dụng chủ yếu của đa số các

doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay. Khác với những loại hình thanh tốn khác,

phương thức T/T đơn giản hơn, không phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi quy định

thủ tục phức tạp, và tốn ít chi phí hơn. Tuy nhiên, đây là loại hình chứa đựng rủi ro nhất định, cần phải được quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, khi thanh toán theo phương thức T/T bao gồm các khoản thanh tốn tuy giá trị khơng lớn bằng các loại hình cho

khác, nhưng lại bao gồm số lượng các khoản thanh tốn đáng kể. Vì vây việc quản

lý rủi ro của phương thức thanh toán này cũng khá phức tạp mà các NH cần phải tư vấn thật kỹ cho khách hàng trước khi thực hiện để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng giao dịch. Nắm rõ cơ cấu này giúp ACB có những chiến lược

đúng đắn để phát triển từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ cụ thể, và đây vẫn

hứa hẹn là một mảng kinh doanh còn đầy tiềm năng mà NH cần phải tích cực cạnh tranh với hàng loạt các NH trong và ngoài nước khác trong cuộc chạy đua giữ khách

hàng. Tuy nhiên, để hoạt động TTQT tại ACB tăng trưởng bền vững hơn nữa, NH cần nỗ lực nhiều hơn trong các năm sau, nhằm quân bình hơn về tỷ trọng cho từng loại phương thức, tránh tình trạng lệ thuộc vào một vài phương thức nhất định, khi có biến động sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu và hoạt động kinh doanh của NH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)