Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 43)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

2.1.1.1. Bối cảnh thành lập.

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á

Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp

ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.

Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Qua nhiều lần tăng vốn điều lệ, tính

đến ngày 31/12/2013 vốn điều lệ của ACB đã đạt mức 9.376.965.060.000 đồng.

Tên gọi : Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu.

Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank.

Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Mạng lưới hoạt động : Tính đến 31/12/2013, ACB có tổng cộng 346 CN và PGD. Số lượng KPP tăng thêm mỗi năm trong 5 năm vừa qua là : 51 (2009), 45

(2010), 45 (2011), 16 (2012) và 4 (2013)

(Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

(Nguồn : Báo cáo thường niên của ACB năm 2013)

Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu kênh phân phối.

2.1.1.2. Tầm nhìn.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành

NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là định hướng rất mới đối với NH Việt Nam, nhất là một NH mới thành lập như ACB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức.

Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng

Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng.

Đại hội đồng cổ đơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của NH. Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban

Kiểm soát.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của ACB

Các hoạt động chính của NHTMCP Á Châu và các công ty con là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu

thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm

khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép; hoạt động bao thanh

toán; đại lý bảo hiểm; mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ cung cấp dịch vụ cho thuê

tài chính; kinh doanh chứng khốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký,

tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2013, tuy vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến cố tháng 8/2012, ACB đã

trụ vững, tiếp tục lành mạnh hóa bảng tổng kết tài sản, củng cố các hoạt động NH truyền thống, và thu hẹp hoạt động đầu tư. Trong năm 2013 ACB đã thực hiện một số hành động nổi bật như sau:

 Triệt để tất toán trạng thái vàng tài khoản, chấm dứt huy động vàng, tích cực khuyến khích và hỗ trợ khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang dư nợ cho vay bằng VND.

 Liên tục xử lý thu hồi nợ cũng như trích lập dự phịng đối với các khoản tín dụng và khoản phải thu tồn đọng.

 Tập trung cao độ vào việc xử lý và kiểm soát nợ xấu, rà sốt tình trạng nợ, trích lập dự phịng, xóa nợ, và bán nợ. (Cuối tháng 12/2013 ACB đã bán hơn 400 tỷ

đồng nợ xấu cho VAMC.)

 Thận trọng xử lý các khoản ủy thác cá nhân gửi tiền tại một ngân hàng

thương mại cổ phần, thơng qua việc thối lãi và trích dự phịng, tổng cộng 382 tỷ đồng.

 Kiên trì và nhất quán trong việc xây dựng một bảng tổng kết tài sản lành mạnh và có tính thanh khoản cao; tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 và tỷ lệ an toàn vốn chung hợp nhất đạt lần lượt 10,2% và 14,7%; và tỷ lệ cho vay/huy động ổn định quanh mức 77%. Đặc biệt, ACB ln giữ khoản mục trái phiếu chính phủ ở mức 13-15% tổng tài sản làm thanh khoản.

Kết thúc năm, Tập đoàn ACB đã đạt được các chỉ tiêu tài chính tín dụng cơ bản như sau:

 Tổng tài sản: đạt mức 167.000 tỷ đồng, có một sự sụt giảm so với năm 2012. Tuy nhiên hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, ACB vẫn là một trong những

NHTMCP trong nước có quy mơ lớn.

Tổng tài sản (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Biểu đồ 2.3: Tổng tài sản hợp nhất tính đến 31/12/2013.

 Vốn huy động: 150.988 tỷ đồng. Cũng như tổng tài sản, mức huy động vốn so với năm 2012 cũng giảm 5,34 %

Tổng vốn huy động (tỷ đồng).

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Biểu đồ 2.4: Tổng vốn huy động hợp nhất tính đến 31/12/2013.

 Dư nợ cho vay khách hàng: 107.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, ACB đã đẩy

mạnh cơng tác tín dụng, nhờ đó mà mức dư nợ cho vay kết thúc năm 2013 đã tăng so với đầu năm.

Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Biểu đồ 2.5: Tổng dư nợ cho vay hợp nhất tính đến 31/12/2013.

 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 – nhóm 5): 3%

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Nợ xấu (nhóm 3 – 5) 0.41% 0.34% 0.88% 2.46% 3.00%

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2009 - 2013.

Tuy tỷ lệ nợ xấu có tăng hơn năm 2012 hơn 50 điểm phần trăm nhưng tỷ lệ này phản ánh đúng tình hình chất lượng tài sản có của ACB.

 Lợi nhuận trước thuế: 1.035 tỷ đồng

Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo thường niên ACB năm 2013)

Năm 2012 là một năm đầy sóng gió đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung

và hệ thống NH nói riêng, hầu hết các NH đều gặp khó khăn và lợi nhuận giảm đáng kể so với các năm trước và ACB cũng không là ngoại lệ. Nguyên nhân chủ

yếu là do những ảnh hưởng bất lợi từ thị trường cùng với những tác động liên quan

đến chấm dứt hoạt động huy động vàng, các NH phải tất toán trạng thái vàng theo

yêu cầu của NHNN trong điều kiện thị trường khó khăn; quy định về hạn chế đối với các hoạt động giao dịch vốn trên thị trường liên ngân hàng. Và bước sang năm 2013, tuy còn chịu ảnh hưởng của những tài sản kế thừa làm tăng dự phịng phải trích lập, chịu ảnh hưởng của sức ép giảm lãi suất cho vay và tồn đọng của những

năm trước làm biên lãi bị suy giảm, nhưng hoạt động kinh doanh của ACB được

củng cố và có hiệu quả; ACB đã hồn thành xuất sắc kế hoạch trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Có thể nhận thấy các yếu tố tích cực bao gồm thu nhập ngồi lãi tăng rất cao, chi phí hoạt động giảm, và khống chế được tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 38 - 43)