3.2 Kết quả khảo sát
3.2.3. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha lần 1
Khi đánh giá thang đo của các yếu tố, cần sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha, đây là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương
quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời.
Hệ số Cronbach’s Alpha cho phép người phân tích loại bỏ những biến khơng phù hợp và hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu trước khi tiến hành phân tích
rác có thể tạo ra các yếu tố giả, vì nếu khơng chúng ta khơng thể biết được chính
xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo quy ước thì một tập hợp các
mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số Cronbach’s Alpha lớn
hơn hoặc bằng 0.8. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8
trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng
được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả
lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Theo
đó trong phạm vi bài này, tác giả kiểm định theo tiêu chí chỉ những biến có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và
có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo (Nunnally & Burnstein, 1994).
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo mười thành phần riêng biệt của lòng trung thành được trình bày trong Phụ lục 4. Các thang đo thể hiện bằng 30 biến quan sát. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy, các biến đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, cụ thể hệ số Cronbach’s Alpha của thành phần Sự hài lòng là 0.760; của Chi phí chuyển đổi là 0.756; của Uy tín, thương hiệu là 0.826; của Giá trị cảm nhận là 0.744; của Sự thuận tiện là 0.649; của Sự tin cậy là 0.786; của Sự hữu hình là 0.726; của Sự đáp ứng là 0.757, của Sự đồng cảm là 0.788; và của Sự đảm bảo là 0.753 nên các biến đều chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Mặt khác, khi loại từng biến ra khỏi mơ hình, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ giảm. Vì vậy, đây là thang đo tốt cho mơ hình.
Bảng 3.6: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc Nhân tố Lòng trung thành (Cronbach’s Alpha = 0.644) Nhân tố Lòng trung thành (Cronbach’s Alpha = 0.644)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
TT1 7.90 1.979 0.380 0.640
TT2 7.91 1.614 0.488 0.499
TT3 7.76 1.429 0.506 0.473
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Thang đo Lòng trung thành gồm 3 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là
0.644 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đo lường nhân tố
này đều đạt tiêu chuẩn lớn hơn 0.3, trong đó lớn nhất là 0.506 (biến TT1) và nhỏ
nhất là 0.380 (biến TT2). Ngoài ra, khi tiến hành loại từng biến này ra khỏi mơ hình, thì hệ số Cronbach’s Alpha đều giàm. Từ đó đưa đến kết luận thang đo nhân tố Lịng trung thành đạt u cầu, có thể chấp nhận về độ tin cậy, đạt tiêu chuẩn, các biến đo lường nhân tố này đều được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố EFA ở bước kế tiếp.