d. Lý thuyết FDI giải thích đầu tư từ các nước đang phát triển
2.1.3.3. Một số bằng chứng thực nghiệm dòng vốn FDI địa phương
Trong phạm vi nghiên cứu cấp địa phương hoặc vùng kinh tế trong một quốc gia, cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu về môi trường đầu tư, thu hút dịng vốn FDI với những góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được những kết quả nhất định.
Bảng 2.3. Tổng hợp các nghiên cứu FDI địa phương
Tác giả Nội dung nghiên cứu Yếu tố quan trọng
Malesky (2007) Quản trị cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2005-2007) và so sánh mức độ thu hút giữa các tỉnh, thành
Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng và Đồng Nai là những vị trí thu hút đầu tư FDI
Yin, Ye, Xu (2014) Vị trí đầu tư FDI trong lĩnh vực dịch vụ: Nghiên cứu thực nghiệp tại các tỉnh ở Trung Quốc. Sử dụng số liệu bảng của 17 tỉnh từ 2000-2010
Dòng vốn FDI tập trung vào các tỉnh ven biển và các thành phố lớn
Tác giả Nội dung nghiên cứu Yếu tố quan trọng
(2011) Trung Quốc: Phương pháp
phân tích nhân tố dữ liệu bảng các tỉnh từ 1995-2006
lao động rẻ, quy mô thị trường lớn và vị trí địa lý thu hút FDI vào các tỉnh có các yếu tố trên.
Schäffler, Hecht, Moritz (2014)
Vị trí đầu tư FDI của Đức trong khối Cộng hịa Séc
Quy mơ thị trường và yếu tố tích lũy; kết hợp trụ sở chính và các chi nhánh trong khối Cộng hòa Séc và đặc điểm thị trường lao động động lực thu hút FDI
Agnieszka Chidlow and Stephen Young (2008)
Các yếu tố ảnh hưởng phân bổ FDI cấp khu vực ở Ba Lan. Sử dụng dữ liệu khảo sát 2005.
Quy mơ thị trường và yếu tố tích lũy là động lực đầu tư vào Mazowieckie, yếu tố vị trí địa lý phù hợp với các khu vực khác
Nguyễn Ngọc Anh,
Nguyễn Thắng
(2007)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một phân tích tổng quan về vị trí đầu tư cấp tỉnh. Sử dụng chỉ số PCI năm 2005
Quy mô thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng cho thấy sự khác biệt vị đầu tư FDI của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam
Nguyễn Văn Phúc & Nguyễn Đại Hiệp (2011)
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh/thành phố ở Việt Nam: Một phân tích dữ liệu chéo. Sử dụng chỉ số PCI từ 2006-2009
Cơ sở hạ tầng, thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai và đào tạo lao động có sự khác biệt trong việc thu hút FDI giữa khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và Nam so với các khu vực khác.
Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút dòng vốn FDI địa phương tại Việt Nam: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2005-2013, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2013 gồm 10 nhân tố: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai; (3) tính minh bạch; (4) chi phí thời gian; (5) chi phí khơng chính thức; (6) cạnh tranh bình đẳng; (7) tính năng động; (8) hỗ trợ doanh nghiệp; (9) đào tạo lao động; (10) thiết chế pháp lý. Trong 10 yếu tố trên thì các yếu tố (6), (3) trong năm 2013 được đánh giá là những yếu tố có tác động lớn và bốn tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và Kiên Giang dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong mỗi phương pháp phân tích hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ánh tác động của điều hành kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển doanh nghiệp dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh.