Các mối quan hệ giữa quy mô thị trường tại nước nhận dòng vốn FDI và doanh nghiệp FDI đã được tìm thấy, trong đó quy mơ thị trường được đo lường bằng “GDP của nền kinh tế” hoặc “doanh số bán” của các công ty đa quốc gia (Agarwal, 1980). Theo Balassa (1966) cho thấy, quy mô thị trường tăng trưởng cho
phép chun mơn hóa đồng thời giảm thiểu chi phí. Khi quy mơ thị trường của một quốc gia đã phát triển đến một mức độ nhất định đảm bảo quy mơ kinh tế, quốc gia đó thu hút dịng vốn FDI vào trong. Các bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy biến này biến này có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI. Tuy nhiên, trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam có sự khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau khủng hoảng kinh tế, liệu có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam khơng? Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh năm 2010 thì giai đoạn 2002-2007 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng trên 7%. Kể từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2013 chỉ đạt mức bình quân trên 5%.
Giả thuyết H1: quy mơ GDP có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.
Giả thuyết từ H2: tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao (2006-2007) có sự khác biệt với giai đoạn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn (2008-2013) trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.