Tổng hợp các nghiên cứu FDI địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành phố tại việt nam (Trang 58)

Tác giả Nội dung nghiên cứu Yếu tố quan trọng

Malesky (2007) Quản trị cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (2005-2007) và so sánh mức độ thu hút giữa các tỉnh, thành

Hải Dương, Hà Tây, Hải Phòng và Đồng Nai là những vị trí thu hút đầu tư FDI

Yin, Ye, Xu (2014) Vị trí đầu tư FDI trong lĩnh vực dịch vụ: Nghiên cứu thực nghiệp tại các tỉnh ở Trung Quốc. Sử dụng số liệu bảng của 17 tỉnh từ 2000-2010

Dòng vốn FDI tập trung vào các tỉnh ven biển và các thành phố lớn

Tác giả Nội dung nghiên cứu Yếu tố quan trọng

(2011) Trung Quốc: Phương pháp

phân tích nhân tố dữ liệu bảng các tỉnh từ 1995-2006

lao động rẻ, quy mô thị trường lớn và vị trí địa lý thu hút FDI vào các tỉnh có các yếu tố trên.

Schäffler, Hecht, Moritz (2014)

Vị trí đầu tư FDI của Đức trong khối Cộng hòa Séc

Quy mơ thị trường và yếu tố tích lũy; kết hợp trụ sở chính và các chi nhánh trong khối Cộng hòa Séc và đặc điểm thị trường lao động động lực thu hút FDI

Agnieszka Chidlow and Stephen Young (2008)

Các yếu tố ảnh hưởng phân bổ FDI cấp khu vực ở Ba Lan. Sử dụng dữ liệu khảo sát 2005.

Quy mô thị trường và yếu tố tích lũy là động lực đầu tư vào Mazowieckie, yếu tố vị trí địa lý phù hợp với các khu vực khác

Nguyễn Ngọc Anh,

Nguyễn Thắng

(2007)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một phân tích tổng quan về vị trí đầu tư cấp tỉnh. Sử dụng chỉ số PCI năm 2005

Quy mô thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng cho thấy sự khác biệt vị đầu tư FDI của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam

Nguyễn Văn Phúc & Nguyễn Đại Hiệp (2011)

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài của các tỉnh/thành phố ở Việt Nam: Một phân tích dữ liệu chéo. Sử dụng chỉ số PCI từ 2006-2009

Cơ sở hạ tầng, thiết chế pháp lý, tiếp cận đất đai và đào tạo lao động có sự khác biệt trong việc thu hút FDI giữa khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và Nam so với các khu vực khác.

Chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong việc thu hút dòng vốn FDI địa phương tại Việt Nam: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2005-2013, nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua nghiên cứu các yếu tố môi trường đầu tư mềm nhằm đánh giá năng lực điều hành kinh tế của địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (PCI) năm 2013 gồm 10 nhân tố: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai; (3) tính minh bạch; (4) chi phí thời gian; (5) chi phí khơng chính thức; (6) cạnh tranh bình đẳng; (7) tính năng động; (8) hỗ trợ doanh nghiệp; (9) đào tạo lao động; (10) thiết chế pháp lý. Trong 10 yếu tố trên thì các yếu tố (6), (3) trong năm 2013 được đánh giá là những yếu tố có tác động lớn và bốn tỉnh như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp và Kiên Giang dẫn đầu trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong mỗi phương pháp phân tích hồi quy, hệ số hồi quy của PCI chưa tính trọng số phản ánh tác động của điều hành kinh tế có giá trị khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể kết luận rằng, các tỉnh có chất lượng điều hành tốt hơn cũng thành công hơn về phát triển doanh nghiệp dân doanh và thịnh vượng hơn về kinh tế. Đối với tác động thu hút đầu tư kết quả nghiên cứu cho thấy nếu một tỉnh cải thiện 1 điểm trong PCI chưa có trọng số sẽ có thêm 3 nhà đầu tư có khả năng chọn tỉnh đó làm địa điểm đầu tư kinh doanh.

2.2. Khung phân tích và đề xuất mơ hình nghiên cứu

Trên nền tảng lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã lược khảo, việc lựa chọn mơ hình nghiên cứu về việc thu hút đầu tư nước ngoài ở mỗi địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là cần thiết vì trong thực tế cần bổ sung những nghiên cứu cần được làm rõ thêm trong nghiên cứu thu hút dòng vốn FDI ở mỗi địa phương tại Việt Nam.

2.2.1. Phân tích các nhân tố tác động đến FDI

2.2.1.1. Các nhân tố bên ngồi:

a. Quy mơ thị trường và tăng trưởng:

Các mối quan hệ giữa quy mô thị trường tại nước nhận dòng vốn FDI và doanh nghiệp FDI đã được tìm thấy, trong đó quy mơ thị trường được đo lường bằng “GDP của nền kinh tế” hoặc “doanh số bán” của các công ty đa quốc gia (Agarwal, 1980). Theo Balassa (1966) cho thấy, quy mô thị trường tăng trưởng cho

phép chun mơn hóa đồng thời giảm thiểu chi phí. Khi quy mơ thị trường của một quốc gia đã phát triển đến một mức độ nhất định đảm bảo quy mơ kinh tế, quốc gia đó thu hút dịng vốn FDI vào trong. Các bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy biến này biến này có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI. Tuy nhiên, trong giai đoạn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam có sự khác biệt giữa hai thời kỳ trước và sau khủng hoảng kinh tế, liệu có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thu hút dịng vốn FDI vào Việt Nam khơng? Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê Việt Nam cho thấy tốc độ tăng trưởng theo giá so sánh năm 2010 thì giai đoạn 2002-2007 Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng trên 7%. Kể từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2013 chỉ đạt mức bình quân trên 5%.

Giả thuyết H1: quy mơ GDP có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

Giả thuyết từ H2: tốc độ tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao (2006-2007) có sự khác biệt với giai đoạn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn (2008-2013) trong việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam.

b. Lạm phát:

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, đã có hàng ngàn doanh nghiệp nước ngồi tới đây làm ăn. Nhưng mơi trường kinh doanh tại Việt Nam trong mấy năm gầy đây đã trở nên khó khăn hơn, một phần vì tốc độ lạm phát cao. Theo số liệu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam ở mức 23,1%, do vậy lạm phát cao ảnh hưởng rất nhiều đến mối trường kinh doanh.

Giả thuyết H3: lạm phát có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

c. Tỷ giá hối đoái:

Sự biến động tỷ giá hối đoái trong thời gian qua biến động mạnh. Theo số liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, năm 2002 tỷ giá hối đối bình qn giữa Việt Nam đồng và đơ la Mỹ là 15280 VND/USD và kéo dài đến năm

2006 chỉ đạt ở mức 15994 VND/USD, sau thời điểm đó đến năm 2013 tỷ giá hối đối tăng mạnh và đạt mức bình qn là 20935 VND/USD.

Giả thuyết H4: tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

d. Hiệu quả đầu tư:

Để so sánh hiệu quả đầu tư trong việc thu hút dòng vốn FDI của các nước trong khu vực là cần thiết, từ đó cho thấy doanh nghiệp FDI có sự lựa chọn quốc gia đầu tư vì hiệu quả đầu tư được đo lường khi một đồng vốn đầu tư bỏ ra vào thời điểm hiện tại sẽ kiếm được bao nhiều đồng lợi nhuận trong tương lai và xem xét quốc gia nào sẽ đạt lại hiệu quả đầu tư tốt ưu.

Giả thuyết H5: Hiệu quả đầu tư của Việt Nam ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

e. Độ mở thương mại:

Để so sánh hiệu quả đầu tư trong việc thu hút dòng vốn FDI của các nước trong khu vực là cần thiết, từ đó cho thấy doanh nghiệp FDI có sự lựa chọn quốc gia đầu tư vì hiệu quả đầu tư được đo lường khi một đồng vốn đầu tư bỏ ra vào thời điểm hiện tại sẽ kiếm được bao nhiều đồng lợi nhuận trong tương lai và xem xét quốc gia nào sẽ đạt lại hiệu quả đầu tư tốt ưu.

Giả thuyết H6: Hiệu quả đầu tư của Việt Nam ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

2.2.1.2. Các nhân tố bên năng lực cạnh tranh:

a. Chi phí gia nhập thị trường

Nhân tố chi phí gia nhập thị trường được đo lường bởi các biến quan sát: doanh nghiệp đăng ký hoặc sửa đổi đăng ký; doanh nghiệp thông qua bộ phận Một cửa; Thủ tục tại bộ phận Một cửa được niêm yết công khai; Hướng dẫn về thủ tục tại bộ phận Một cửa rõ ràng và đầy đủ; Cán bộ tại bộ phận Một cửa am hiểu về chuyên môn; Cán bộ tại bộ phận Một cửa nhiệt tình, thân thiện; Ứng dụng công nghệ thông tin tại bộ phận Một cửa tốt.

Giả thuyết H7: Nhân tố chi phí gia nhập thị trường có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

Nhân tố tiếp cận đất đai được đo lường bởi các biến quan sát: DN có mặt bằng kinh doanh (vốn là tài sản của cá nhân/gia đình hoặc do nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất hoặc DN nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; diện tích đất trong tỉnh có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (BTNMT); DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất; Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng (% luôn luôn hoặc thường xuyên) Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường; DN ngồi quốc doanh khơng gặp cản trở về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh; DN thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vịng 2 năm qua nhưng khơng gặp bất kỳ khó khăn nào về thủ tục; DN có nhu cầu được cấp GCNQSDĐ nhưng khơng có do thủ tục hành chính rườm rà/ lo ngại cán bộ nhũng nhiễu.

Giả thuyết H8: Nhân tố tiếp cận đất đai có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

c. Tính minh bạch

Nhân tố tính minh bạch được đo lường bởi các biến: Tiếp cận tài liệu quy hoạch; Tiếp cận tài liệu pháp lý; Cần có "mối quan hệ" để có được các tài liệu của tỉnh; Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh; Khả năng có thể dự đốn được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương; Vai trò của các hiệp hội DN địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của tỉnh; Điểm số về độ mở và chất lượng trang web của tỉnh; DN truy cập vào website của UBND; Các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh; Các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt.

Giả thuyết H9: Nhân tố tính minh bạch có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

d. Chi phí thời gian

Nhân tố chi phí thời gian được đo lường bởi các biến quan sát: DN dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước; Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan); Số giờ trung vị làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế; Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả; Cán bộ nhà nước thân thiện; DN không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký;

Thủ tục giấy tờ đơn giản; Phí, lệ phí được cơng khai; Khơng thấy bất kì sự thay đổi đáng kể nào.

Giả thuyết H10: Nhân tố chi phí thời gian có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

e. Chi phí khơng chính thức

Nhân tố chi phí khơng chính thức được đo lường bởi các biến quan sát: Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí khơng chính thức; DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí khơng chính thức; Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến; Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí khơng chính thức; Các khoản chi phí khơng chính thức ở mức chấp nhận được.

Giả thuyết H11: Nhân tố chi phí khơng chính thức có ảnh hưởng đến thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam.

f. Cạnh tranh bình đẳng

Nhân tố cạnh tranh bình đẳng được đo lường bởi các biến quan sát: Việc tỉnh ưu ái cho các tổng cơng ty, tập đồn của Nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp của ban”; Thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước; Thuận lợi trong tiếp cận các khoản tín dụng là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước; Thuận lợi trong cấp phép khai thác khoáng sản là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước; Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước; Dễ dàng có được các hợp đồng từ cơ quan Nhà nước là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước; Tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho DN nước ngoài hơn là DN trong nước; Tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân; Thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI; Miễn giảm thuế TNDN là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI; Thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn là đặc quyền dành cho các doanh nghiệp FDI; Hoạt động của các doanh nghiệp FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh; "Hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh”; Ưu đãi

với các công ty lớn (nhà nước và tư nhân) là trở ngại cho hoạt động kinh doanh của bản thân DN.

Giả thuyết H12: Nhân tố cạnh tranh bình đẳng có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

g. Tính năng động

Nhân tố tính năng động được đo lường bởi các biến quan sát: UBND tỉnh linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân; UBND tỉnh rất năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh; Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân ; Có những sáng kiến hay ở cấp tỉnh nhưng chưa được thực thi tốt ở các Sở, ngành; Lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng đắn nhưng khơng được thực hiện tốt ở cấp huyện; Phản ứng của tỉnh khi có điểm chưa rõ trong chính sách/văn bản trung ương: “trì hỗn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” và “khơng làm gì”.

Giả thuyết H13: Nhân tố tính năng động có ảnh hưởng đến thu hút dịng vốn FDI tại Việt Nam.

h. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Nhân tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được đo lường bởi các biến quan sát: Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay (Bộ Công Thương); Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ trên tổng số DN; Tỉ lệ số nhà cung cấp dịch vụ tư nhân và có vốn đầu tư nước ngồi trên tổng số nhà cung cấp dịch vụ; DN đã từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thơng tin thị trường; Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thơng tin thị trường; Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tìm kiếm thơng tin thị trường; DN đã từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật; DN đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho việc tư vấn về pháp luật; DN có ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật; DN đã từng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh, thành phố tại việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)