Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Thiết kế khung nghiên cứu

Sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán của người dùng và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán là điều quan trọng và cần thiết ở mỗi doanh nghiệp, vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó gợi ý giải pháp nhằm xây dựng, cải thiện hệ thống thông tin kế toán sao cho hợp lý với đặc điểm riêng từng doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trình tự của nghiên cứu này được tiến hành theo sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận văn

NGHIÊN CU ĐỊNH TÍNHNGHIÊN CU ĐỊNH LƢNG

Xử lý, phân tích số liệu

- Phân tích nhân tố khám phá EFA - Đánh giá thang đo ( Cronbach’s Alpha) - Phân tích nhân tố khẳng định CFA

- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Xử lý, phân tích số liệu

- Phân tích nhân tố khám phá EFA - Đánh giá thang đo ( Cronbach’s Alpha) - Phân tích nhân tố khẳng định CFA

- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

Tổng hợp lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết nền tảng về hệ thống thông tin kế toán - Lý thuyết xử lý thông tin (Galbraith, 1973) - Nghiên cứu của Ismail & King (2005) và các

nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán và tác động của sự phù hợp này đến hiệu quả hoạt động.

- Mục tiêu nghiên cứu - Mô hình nghiên cứu - Thang đo

Thảo luận với chuyên gia

Thiết kế bảng câu hỏi Thu thập dữ liệu Thống kê mô tả

Xác định nhân tố (thang đo) chuẩn.

Loại biến quan sát không phù hợp Đánh giá mức độ phù hợp của thang đo và dữ liệu thu thập.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Mô hình nghiên cứu

đề xuất

- Thang đo chính thức

Thu thập được 116 mẫu

GỢI Ý GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ

Nguồn: Do tác giả đề xuất Xử lý, phân tích số liệu

- Phân tích nhân tố khám phá EFA - Đánh giá thang đo ( Cronbach’s Alpha) - Phân tích nhân tố khẳng định CFA

- Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)

3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

Sau khi xác định mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở tổng quan tài liệu và dựa trên nghiên cứu của Ismail & King (2005) cho rằng: có mối quan hệ tích cực giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau, và đầu tư sai loại hệ thống thông tin kế toán hay đầu tư thời gian, nguồn lực quá mức vào khả năng xử lý của hệ thống thông tin kế toán có thể không phù hợp với nhu cầu đối với hệ thống thông tin kế toán và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nghĩa là cần sự phù hợp tốt giữa những gì mà công cụ phần mềm cung cấp và những gì là cần thiết đối với người sử dụng. Vì thế, cần xây dựng hoặc cải thiện hệ thống thông tin kế toán sao cho khả năng xử lý thông tin kế toán có thể phù hợp với các nhu cầu về thông tin kế toán. Khi đó, thông tin cần thiết được cập nhật và cung cấp kịp thời đến người dùng sẽ góp phần giúp doanh nghiệp ra quyết định hợp lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. (Gul (1991), Henderson

&Venkatraman (1993), Fuller (1996), Chan et al., (1997), Davenport (1998), Louadi (1998), Crag et al., (2002) , Ismail & King (2005), Lee (2006)). Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết: Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.1.3 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính 3.1.3.1 Vận dụng mô hình nghiên cứu

Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả xác định hướng phát triển nghiên cứu của mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này là dựa trên nghiên cứu Ismail & King (2005). Khảo sát của Ismail & King (2005) dựa trên bốn biến.

Với hai biến trung gian là các nhu cầu thông tin kế toán đối với hệ thống thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán; một biến độc lập là sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán; một biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đề tài nghiên cứu này sẽ vận dụng mô hình nghiên cứu của Ismail & King (2005) trong bối cảnh tại Việt Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh, thì có kết quả như là nghiên cứu tại Malaysia hay không. Để khẳng định các nhân tố trong sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán, và tác động của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm xem xét khả năng hợp lý của việc vận dụng mô hình Ismail & King (2005) vào môi trường doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ này sẽ là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Bảng

+ +

+ +

câu hỏi trước khi phát hành sẽ tham khảo ý kiến của chuyên gia và tiến hành thu thập dữ liệu.

3.1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Qua phỏng vấn, các chuyên gia đều nhận định đây là một vấn đề nghiên cứu mới, và kết quả của cuộc phỏng vấn giúp tác giả khẳng định những nhân tố quan trọng với các khía cạnh nổi bật (biến quan sát) quyết định sự phù hợp trong hệ thống thụng tin kế toỏn. Thảo luận giỳp cho việc hiệu chỉnh một số cõu từ khụng rừ nghĩa gây hiểu nhầm cho người được khảo sát trở nên sáng nghĩa, phản ảnh chính xác bản chất vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra cách tính điểm nên thống nhất theo thang đo Likert 5 mức độ để dễ dàng cho việc tổng hợp và đánh giá kết quả.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả xác định mô hình nghiên cứu của đề tài này gồm hai biến trung gian là các nhu cầu thông tin kế toán của người dùng đối với hệ thống thông tin kế toán (AIS requirements – R) và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán (AIS capacity – C); một biến độc lập là sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán (AIS alignment – AL); một biến phụ thuộc là hiệu quả hoạt động kinh doanh (Performance – P) như hình 3.1.

Hình 3.1: Mô hình đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nguồn: tác giả đề xuất.

Các nhu cầu thông tin đối với AIS (R)

Khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của AIS (C)

Sự phù hợp trong AIS

(AL)

Hiệu quả hoạt động kinh doanh (P)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)