Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM)

Vì sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán thể hiện ở nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán đòi hỏi cần một mô hình phân tích có thể cho phép kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình, do đó tác giả sử dụng công cụ AMOS để phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động.

Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề xuất.

Thực hiện phân tích mô hình cấu trúc (SEM) lần 1, kết quả các tác động có ý nghĩa thống kê (P < 0.05), Chi-square/df = 1.406; GFI = 0.758, TLI = 0.903, CFI = 0.919 , RMSEA = 0.059 (<0.08, phù hợp). Các chỉ số có thể tạm chấp nhận vì mô hình phức tạp, tác giả hiệu chỉnh bằng Modification Indices tạo liên kết hiệp phương sai giữa các phần dư để các chỉ số tốt hơn.

MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH (SEM)

Nhận xét: Mô hình sau khi đã hiệu chỉnh, các chỉ số đạt kết quả tốt, cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thu thập: kết quả các tác động có ý nghĩa thống kê (P <

0.05), Chỉ số Chi-square/df = 1.406 < 3, thì kết quả khá tốt (Carmines & Mclver, 1981). Đồng thời TLI = 0.903, CFI = 0.919 > 0.9 thì thang đo rất rốt (Bentler &

Bonett, 1980). Và RMSEA = 0.059 <0.08 , phù hợp (Striger, 1990). Hai thành phần nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (do P-value <0.05).

Từ đó, mô hình SEM chi tiết như sau:

Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả các nhân tố tác động của hệ thống thông tin kế toán đến hiệu quả hoạt động.

Thành phần

AL – Sự phù hợp trong hệ

thống thông tin kế toán P - Hiệu quả hoạt động Hệ số hồi quy

chuẩn hóa

Phần trăm (%) Nhu cầu thông tin liên quan đến

các báo cáo chung (R1) 0,161 12,0 0,100

Nhu cầu thông tin khác (R2) 0,227 16,9 0,141

Nhu cầu thông tin liên quan đến

các quyết định kinh doanh (R3) 0,242 18,0 0,151

P = 0.39 + 0.622AL + e

AL = 0.161R1 + 0.227R2 + 0.242R3 + 0.198C1 + 0.156C2 + 0.209C3 + 0.150C4

Trong đó:

 P: hiệu quả hoạt động kinh doanh

 AL: sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán (sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán của người dùng và khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán)

 R1, R2, R3: các thang đo thuộc về biến trung gian nhu cầu thông tin kế toán của người dùng đối với hệ thống thông tin kế toán.

 C1, C2, C 3, C4: các thang đo thuộc về biến trung gian khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán.

 e: nhiễu (sai số)

Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các quyết định kinh doanh (C1)

0,198 14,7 0,123

Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến các báo cáo chung phổ biến (C2)

0,156 11,6 0,097

Khả năng đáp ứng các thông tin

khác (C3) 0,209 15,6 0,130

Khả năng đáp ứng các thông tin liên quan đến một số báo cáo khác (C4)

0,150 11,2 0,093

AL – Sự phù hợp trong hệ

thống thông tin kế toán X X 0,622

Nguồn: Tác giả tính toán Nhận xét: Bảng 4.10 cho thấy sự tác động thuận chiều của các nhân tố trong nhu cầu thông tin kế toán của người dùng (R1, R2, R3) và các nhân tố trong khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán (C1, C2, C3, C4) đến sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán (AL). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (AL) và hiệu quả hoạt động kinh doanh (P). Đồng thời, sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (AL) tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh (P) ở các trọng số dương (+) được phân tích theo dữ liệu tác giả đã thu thập từ 116 đối tượng khảo sát.

Dựa vào kết quả trên bảng 4.13, tác giả kết luận về các giả thuyết thống kê:

sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế toán tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như phụ lục 4.6: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả này khẳng định có mối quan hệ giữa sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động kinh doanh, sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, điều này trả lời cho câu hỏi số 1.

Bảng 4.11: Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Gỉả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định Sự phù hợp trong hệ thống thông tin kế

toán thuận chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

P-value = 0.000, giả thuyết được chấp nhận, mức ý nghĩa 1% hay độ

tin cậy là 99%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)