Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 41 - 43)

8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN

2.4.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện Cai Lậy

cao, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện mục tiêu sản phẩm sầu riêng mang lại cho bà con nguồn lợi kinh tế lớn và ổn định, góp phần xây dựng nơng thơn mới trên tồn huyện Cai Lậy.

2.4. PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN CAI LẬY HUYỆN CAI LẬY

2.4.1. Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện Cai Lậy Lậy

Để xây dựng sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế theo trình tự như sau:

Trước hết tác giả đã có buổi phỏng vấn trực tiếp một số chun gia Phịng Nơng Nghiệp Phát Triển Nơng Thôn huyện Cai Lậy gồm ba đại diện là Bà Trần Thị Nguyên – Quyền Trưởng Phòng, Bà Lê Thanh Truyền - Phó Trưởng Phịng, Ơng Phạm Văn Thanh – Chuyên viên, nhằm thiết lập sơ đồ chuỗi cung ứng sầu riêng phù hợp với tình hình thực tế tại huyện Cai Lậy. Kết quả phỏng vấn đã chỉ ra 5 thành phần chính trong chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy như sau: nông dân, người bán sỉ, doanh nghiệp, người bản lẻ, người tiêu dùng. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế tác giả nhận thấy rằng chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy cịn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các hàng hóa đầu vào, dịch vụ khoa học công nghệ và thông tin thị trường và tổ chức sản xuất như các nhà cung cấp cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nhà cung cấp kỹ thuật, nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp vốn. Bên cạnh đó thành phần người thu mua cũng đóng vai trị quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Trên cơ sở nhận định nêu trên, tác giả đã tiến hành xây dựng 05 bảng câu hỏi riêng biệt để khảo sát một cách cụ thể tính đặc thù cũng như vai trị tác động của từng thành

phần tham gia chuỗi cung ứng hiện nay. Bảng câu hỏi được sử dụng phỏng vấn thử một số cá nhân hoặc đơn vị ứng với từng bảng câu hỏi, sau đó tác giả tiến hành hiệu chỉnh một số câu hỏi trong bảng câu hỏi cho phù hợp tình hình thực tế là bà con nông dân cần những câu hỏi gọn, có sẵn phương án lựa chọn, hạn chế câu hỏi mở phải suy nghĩ nhiều, đa số không quen tự đọc tự trả lời câu hỏi, một số bà con khơng biết chữ vì vậy người phỏng vấn phải đọc từng câu hỏi, giải thích cho bà con từng phương án để bà con có thể chọn phương án cho mình, các câu hỏi mở do người phỏng vấn điền thông tin vào sau khi nghe câu trả lời của bà con nông dân. Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng đối với đối tượng khảo sát là nông dân và phương pháp chọn mẫu thuận tiện đối với các đối tượng còn lại của chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy cụ thể như sau:

- Nhà cung cấp và hộ nông dân trồng sầu riêng: 160 hộ từ 4 xã mỗi xã40 hộ (Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên).

- Nhà thu mua sầu riêng: 30 cá nhân và tổ chức. - Nhà bán sỉ sầu riêng: 30 hộ kinh doanh. - Nhà bán lẻ sầu riêng: 30 hộ kinh doanh.

- Doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sầu riêng: 15 doanh nghiệp. - Người tiêu dùng sầu riêng: 30 khách hàng.

Chuỗi cung ứng sầu riêng xuất phát từ nhà cung cấp vật tư đầu vào cho trồng sầu riêng. Người trồng sầu riêng chủ yếu là hộ nông dân với quy mô nhỏ, với sản phẩm duy nhất là trái sầu riêng. Hệ thống thương lái tại địa phương có mạng lưới phát triển rộng khắp, bảo đảm chức năng thu mua trái sầu riêng từ nông dân và cung ứng lại cho các nhà bán sỉ, tại đây các nhà bán sỉ sẽ phân loại và bán cho các doanh nghiệp. Các cơ sở và doanh nghiệp sẽ đóng gói sầu riêng dựa trên nguồn nguyên liệu từ nhà bán sỉ hoặc người thu mua và cung ứng cho thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 41 - 43)