.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 43)

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

2.4.2. Đặc điểm của các thành phần trong chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện Cai Lậy riêng tại huyện Cai Lậy

2.4.2.1. Nông dân trồng sầu riêng

Theo số liệu của Phịng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, hiện nay huyện có khoảng 23.000 hộ nơng dân trồng sầu riêng, tập trung chủ yếu tại xã Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Trung, Long Tiên, Long Khánh, Hội Xuân và Cẩm Sơn.

Qua khảo sát thực tế từ các buổi thảo luận tay đôi với 160 nông dân trồng sầu riêng tại 4 xã tập trung diện tích trồng sầu riêng lớn nhất của huyện là xã Tam Bình, xã Ngũ Hiệp, xã Long Trung, xã Long Tiên và thơng tin từ Phịng Nơng nghiệp & Phát Triển

Cung cấp cây giống Cung cấp kỹ thuật Cung cấp phân bón Cung cấp dịch vụ Cung cấp vốn Nông dân (phỏng vấn 160 hộ) Nhà thu mua (phỏng vấn 30 nhà) Doanh nghiệp (phỏng vấn 15 doanh nghiệp) Nhà bán lẻ (phỏng vấn 30 nhà) Xuất khẩu Công ty, Siêu thị Tiêu dùng (phỏng vấn 30 người) Tiêu dùng Nhà bán sỉ (phỏng vấn 30 nhà) Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà phân phối Khách hàng

Nông Thôn huyện Cai Lậy, kết quả cho thấy trên địa bàn tỉnh có khoảng 44,4% hộ nơng dân nhỏ, 46,2% hộ nông dân vừa. Hộ nông dân nhỏ và vừa là những hộ trồng thấp nhất là từ 2 – 3 công đất (1 công đất bằng 1.000 m²). Đây là những nơng dân khơng có khả năng làm lớn do thiếu vốn và diện tích đất canh tác có hạn, chịu ảnh hưởng nhiều của thương lái về giá cả, phương thức thanh tốn và thu hoạch,… Cịn lại khoảng 9,4% hộ nông dân lớn là những hộ có diện tích khoảng trên 1 ha, họ thường thuê nhân công thu hoạch, phân loại và mua bán trực tiếp với các doanh nghiệp với giá cao hơn bán cho người thu mua. Các phương tiện vận chuyển của họ đa dạng và hiện đại hơn nơng dân nhỏ (có cả xe tải).

Hình 2.2 Quy mơ hộ nơng dân trồng sầu riêng tại huyện Cai Lậy năm 2014.

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Cây giống sầu riêng hầu hết được nông dân mua ở các trại cây giống trong huyện nhà, một số ít nơng dân tự nhân giống. Theo số liệu tác giả thống kê có khoảng 83.7% nơng hộ trồng sầu riêng giống mới như giống Mon Thong, Ri 6, chuồng bị…các giống này có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng suất cao, hình dạng trái đẹp, cơm vàng hạt lép. Các hộ còn lại chiếm khoảng 16.3% hiện tại đang canh tác cả giống mới và giống thường xen kẽ nhau. Khoảng 70% diện tích sầu riêng ở Cai Lậy có tuổi từ 5 đến 10 năm, đây là khoảng thời gian cây cho quả sung nhất trong vòng đời sinh trưởng của cây sầu riêng.

44,4% 46,2% 9,4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% Dưới 5.000 m² Từ 5.000 m² đến 10.000 m² Từ 10.000 m² đến 15.000 m²

Hình 2.3 Các giống sầu riêng hiện tại nông dân Cai Lậy đang canh tác.

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Theo kết quả thống kê cho thấy đa số các hộ nông dân đều mong muốn nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá nông thơn kết hợp với chính sách hỗ trợ cho nơng dân vay vốn dễ dàng, đơn giản hơn, đặc biệt nhu cầu vay vốn của những hộ mới bắt đầu trồng sầu riêng là rất lớn, 77.5% nơng hộ được khảo sát có nhu cầu vay vốn để mở rộng diện tích kinh doanh vì cây sầu riêng mất 5 năm đến 6 năm mới ra quả, trong thời gian này nơng dân cần có nguồn vốn để đầu tư vườn sầu riêng mới cũng như trồng xen kẽ một số loại hoa màu ngắn ngày nhằm tăng thu nhập cho gia đình. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

Hầu hết nơng dân (90%) tự làm lấy cơng việc chăm sóc vườn sầu riêng của mình, họ chỉ thuê thêm lao động ở giai đoạn đào rãnh lên mơ sầu riêng. Chỉ có 10% thuê thêm lao động để thường xuyên chăm sóc vườn. Hầu hết nơng dân có sử dụng máy móc nơng cụ đơn giản phục vụ sản xuất như: máy bơm nước để tưới, máy bơm phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc phân bón lá,… (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

2.4.2.2. Người thu mua sầu riêng

Trên toàn huyện Cai Lậy hiện nay có khoảng 80 cơ sở thu mua, và hàng nghìn thương lái chuyên thu mua sầu riêng của nông dân.

Theo kết quả phỏng vấn 30 nhà thu mua trên địa bàn huyện Cai Lậy cho thấy, thương lái có khi cũng là nơng dân trồng sầu riêng, qua nhiều năm bán sầu riêng cho

83,7% 0%

16,3%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Hạt lép giống mới (mong thong, Ri 6, chuồng bò)

Giống thường Cả a và b

vựa đóng gói và quen biết, khi sầu riêng chín họ đứng ra thu mua sầu riêng của những hộ trồng trong khu vực để bán lại cho vựa đóng gói hoặc doanh nghiệp. Thương lái cũng có thể là người quen biết với các chủ vựa đóng gói/doanh nghiệp, họ đi thu gom sầu riêng về cho chủ vựa/doanh nghiệp để lấy tiền hoa hồng.

Đa số thương lái có quy mơ nhỏ, vốn dưới 50 triệu đồng ( chiếm 70%), một số thương lái vừa có quy mơ vốn từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (chiếm 30%). 100% thương lái có diện tích cơ sở thu mua dưới 100 m2

hoặc tận dụng sân nhà để làm cơ sở thu mua và tập kết hàng, số lao động thường xuyên dưới 5 người và tận dụng lao động trong gia đình là chủ yếu. Vì vốn ít nên khi gom hàng về bán lại cho vựa/doanh nghiệp thì hình thức thanh tốn được sử dụng là tiền mặt trả ngay khi bán hàng.

Hình 2.4 Quy mơ vốn của ngƣời thu mua sầu riêng.

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Thương lái sau khi hợp đồng với nông dân sẽ thường xuyên đi lại kiểm tra vườn sầu riêng xem trái đã già chưa, khi trái già thương lái sẽ tiến hành cắt sầu riêng từ vườn/ruộng, sầu riêng được đóng trong các giỏ lớn và gánh ra đường, sau đó sầu riêng được chở về vựa bằng xe máy. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

Thương lái cũng đóng vai trị quan trọng và là cầu nối giữa chủ vựa/doanh nghiệp với người nơng dân. Nhiều trường hợp nơng dân có ít sản phẩm có thể bán cho người thu gom với giá cả rẻ hơn đôi chút so với bán cho vựa nhưng bù lại đỡ mất cơng và chi phí vận chuyển ra đến điểm tập kết hoặc đến vựa thu mua. Ngược lại, có khi các chủ vựa thiếu hàng lại nhờ những người thu gom đi thu mua hàng về để đủ số lượng giao cho khách hàng. Người thu gom cũng là cầu nối thông tin giữa nông dân và chủ

70% 30%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Dưới 50 triệu Từ 50 triệu đến 100 triệu

vựa/doanh nghiệp về giá cả, sản lượng và chất lượng quả theo từng thời điểm khác nhau.

Hình 2.5 Phƣơng thức thu mua sầu riêng của ngƣời thu mua.

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

2.4.2.3. Người mua bán sỉ sầu riêng

Qua điều tra cho thấy chức năng của người bán sỉ sầu riêng tại Cai Lậy phần nào giống với thương lái, chỉ có điểm khác biệt duy nhất là họ có thể bán số lượng sản phẩm lớn hơn cho những người bán lẻ trong vùng hoặc các vựa bán sỉ ngoại tỉnh.

Quy mô kinh doanh của người bán sỉ khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng (chiếm 66,67%), số người lao động làm việc thường xuyên từ 5-10 người (chiếm 66,7%).

Hình 2.6 Quy mơ vốn kinh doanh của ngƣời bán sỉ sầu riêng.

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Mặt hàng kinh doanh thường hoàn toàn là sầu riêng và nguồn thu mua sầu riêng chủ yếu 80% từ thương lái và 20% từ nông dân. Thương lái thu mua sầu riêng từ nơng dân sau đó bán lại hết loại 1 và loại 2 cho người bán sỉ, loại xấu người thu mua thường bán lại cho người bán lẻ. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

83.3% 16.7%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Mua nguyên vườn có đặt cọc

Phân loại mua sỉ

7%

66.7% 26.7%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu Từ 100 triệu đến 200 triệu

Hình 2.7 Nguồn thu mua sầu riêng chính của ngƣời bán sỉ

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Tại tỉnh, cơ sở của người bán sỉ được đặt tại khu vực ven quốc lộ là nhiều nhất để tiện cho việc tập trung và chuyên chở nhanh.Còn lại một số người bán sỉ tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo điều tra ở Cai Lậy thì có hai đầu mối tập trung vựa bán sỉ là chợ trái cây cầu Thầy Cai và chợ trái cây bến phà Ngũ Hiệp. Trong vụ chính số vựa mua bán sỉ sầu riêng ở hai chợ này khoảng 100 vựa, ở hai chợ này có khoảng 30 đến 50 vựa bán sỉ chuyên bán sầu riêng quanh năm. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

Thương lái/doanh nghiệp và người bán sỉ thường trao đổi thông tin về giá cả hàng ngày.Giữa doanh nghiệp và vựa bán sỉ địa phương có mối quan hệ hai chiều, vựa bán sỉ địa phương bán sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu cho doanh nghiệp và cũng mua lại những sản phẩm sau khi phân loại lại không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để phân phối trong nước.Khi mua người bán sỉ có thể kiểm tra giá cả từ các thương lái khác nhau.

Khi buôn bán, chất lượng sản phẩm được đánh giá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.Khách hàng chính của người bán sỉ là những người bán lẻ và một số ít người tiêu dùng. Ngoài những vựa chuyên kinh doanh sản phẩm duy nhất là sầu riêng thì cũng có một số vựa còn kinh doanh thêm một số loại trái cây miền Tây khác, tùy theo mùa vụ như chơm chơm, mít, nhãn…đa phần đây là những loại trái cây thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu cao. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

2.4.2.4. Doanh nghiệp

Đa phần các doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu sầu riêng đều ở Thành Phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp này liên kết với các vựa thu mua sỉ ở Cai Lậy để đảm bảo

20%

80%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Từ nông dân

nguồn cung cấp sầu riêng khi có đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Do vậy các doanh nghiệp này đóng vai trị làm thương mại trong chuỗi cung ứng sầu riêng từ các vựa mua bán sỉ đến tay khách hàng tiêu dùng.

Qua thông tin tổng hợp điều tra các doanh nghiệp kinh doanh thu mua, xuất khẩu trực tiếp sầu riêng của Cai Lậy có nguồn vốn đăng kí kinh doanh từ 1 đến dưới 2 tỷ đồng chiếm 40%, quy mô vốn từ 2 đến dưới 4 tỷ đồng chiếm 46.67%, phần cịn lại có quy mơ vốn trên 4 tỷ đồng chiếm 13.33%.

Hình 2.8 Quy mơ vốn kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Tùy theo quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà diện tích kho bãi và cơng suất đóng gói sẽ lớn hay nhỏ tương ứng, theo kết quả điều tra cho thấy có 40% doanh nghiệp có diện tích kho bãi dưới 1.000 m2, diện tích kho bãi từ 1.000 m2 đến 2.000 m2 chiếm 46.67%, phần cịn lại có diện tích trên 3.000 m2 chiếm 13.33%. Tương ứng với diện tích kho bãi mỗi doanh nghiệp sẽ có cơng suất đóng gói thành phẩm hàng ngày nhiều hay ít khác nhau. Hiện tại theo kết quả điều tra cho thấy có 26.67% doanh nghiệp được điều tra có cơng suất đóng gói sầu riêng thành phẩm dưới 20 tấn/ngày, các doanh nghiệp còn lại có cơng suất đóng gói từ 20 đến 30 tấn/ngày. Đa số các doanh nghiệp thuê kho tại vùng sầu riêng Cai Lậy để thu mua và đóng gói hoặc giao cho các vựa sỉ sầu riêng ở huyện Cai Lậy đóng gói sầu riêng thành phẩm cho mình, sau đó các doanh nghiệp sẽ cho người giám sát và vận chuyển hàng thành phẩm giao trực tiếp cho khách hàng. 40% 46.7% 13.3% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Từ 1 đến dưới 2 tỷ Từ 2 đến dưới 4 tỷ Trên 4 tỷ

Hình 2.9 Diện tích kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Số lượng lao động thường xuyên tại các doanh nghiệp này tương đối ít tùy quy mô của từng doanh nghiệp mà số lượng lao động dao động từ 10 đến 20 người chiếm 46.67%, số lượng lao động từ 20 đến 30 người chiếm 40%, phần cịn lại có số lượng lao động trên 30 người chiếm 13.33%.

Hình 2.10 Số lƣợng lao động thƣờng xuyên tại các doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ phận thu mua sầu riêng, các doanh nghiệp hầu hết đều thu mua thông qua đội ngũ thương lái ở từng vùng.

Hình 2.11 Nguồn thu mua sầu riêng của doanh nghiệp

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

40% 46.7% 13.3% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% Dưới 1.000 m² Từ 1.000 m² đến dưới 2.000 m² Từ 2.000 m² đến 3.000 m² 46.7% 40% 13.3% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Từ 10 người đến dưới 20 người Từ 20 người đến 30 người Trên 30 người 33.3% 46.7% 20% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Mua qua thương lái Mua qua người bán sỉ Mua kết hợp nhiều đối tượng

Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng diện tích sầu riêng của tỉnh đã quá nhiều, doanh nghiệp hạn chế nguồn lực và vốn nên khơng có ý định trồng sầu riêng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có một số diện tích sầu riêng cung cấp từ người thân quen để đảm bảo nguồn hàng đạt chất lượng cho mình đối với những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

2.4.2.5. Người mua bán lẻ sầu riêng

Do đặc điểm kinh tế - xã hội nên người bán lẻ sầu riêng có mặt khắp nơi từ các chợ bán thực phẩm, tạp hóa, chợ bán rau quả cho đến những khu dân cư, trên vỉa hè,... Vì lý do có q nhiều người bán lẻ nên họ hoạt động với số vốn khiêm tốn và sản lượng bán mỗi ngày cũng ít. Theo khảo sát từ 30 người mua bán lẻ sầu riêng, vốn bình quân của họ dưới 20 triệu đồng chiếm 20%, một số người có vốn từ 20 đến dưới 40 triệu đồng chiếm 46.67%, số cịn lại có vốn trên 40 triệu đồng chiếm 33.33%. Do vốn ít nên được quay vòng rất nhanh, người bán lẻ đến các chợ đầu mối để lấy hàng 3-4 lần/tháng, mỗi lần khoảng 200-500 kg sầu riêng được bán trong vòng 5-7 ngày. Vào mùa cao điểm 60% số người bán lẻ được phỏng vấn có thể mua vào trung bình từ 1 đến 3 tấn/tháng, 40% người bán lẻ còn lại chỉ mua vào dưới 1 tấn/tháng.

Hình 2.12 Quy mơ vốn ngƣời bán lẻ sầu riêng

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Theo kết quả điều tra cho thấy có 40% người bán lẻ được phỏng vấn chỉ kinh doanh duy nhất một mặt hàng sầu riêng quanh năm, đa số người bán lẻ còn lại thường kết hợp mua bán một vài loại trái cây khác tùy theo mùa để đạt năng suất hoạt động cao nhất vì

20%

46.7% 33.3%

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Dưới 20 triệu Từ 20 triệu đến dưới 40 triệu Từ 40 triệu đến 60 triệu

có những tháng sầu riêng hết mùa, khơng có đầu vào buộc người bán lẻ phải mua bán những loại trái cây khác để thay thế như: mít, xồi, chơm chơm, thanh long, vải…

Người bán lẻ thường chủ động đến chợ sỉ hoặc điểm bán sỉ để mua sầu riêng.Một vài người bán lẻ có quan hệ tốt với người bán sỉ, họ có thể kiểm tra giá và đặt mua hàng, cũng như được chuyên chở tận nơi.

Do người bán lẻ chủ yếu đến chợ sỉ để tự chọn mua đúng chất lượng sản phẩm, việc lựa chọn chỉ dựa vào kinh nghiệm và các sản phẩm có sẵn tại chợ sỉ, nên việc lựa chọn chất lượng gặp khó khăn (vì tại chợ sỉ nhiều người muavà mua với số lượng nhiều nên chất lượng có thể không tốt nếu họ là người mua sau, hoặc không quen biết). Vì vậy tất cả những người bán lẻ khi được phỏng vấn đều cho rằng chất lượng hàng sỉ thường không ổn định. (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả).

2.4.2.6. Người tiêu dùng sầu riêng

Theo kết quả khảo sát 30 người tiêu dùng ở Cai Lậy và Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy:

Người tiêu dùng có thu nhập cao thường có tần suất tiêu thụ sầu riêng thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 43)