.24 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp kinh doanh sầu riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 73)

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Ngƣời bán lẻ

Đối với người bán lẻ sầu riêng, sau khi mua sầu riêng từ các chợ sỉ họ tiến hành phân loại lại chất lượng, vì vậy giá bán cũng khác nhau tùy theo chất lượng được phân loại. Trong tuần đầu kể từ khi sầu riêng bắt đầu chín, giá bán được khá cao do sầu riêng còn ngon và bắt mắt đối với người tiêu dùng, đến những ngày tiếp theo sau đó do khơng có hình thức bảo quản tốt nên sầu riêng trở nên vàng và khơ, sầu riêng chín q sẽ tự bung vỏ, nếu không bán hết sẽ bị thối và khơng cịn sử dụng được nên giá bán thấp hơn những ngày đầu, có khi khơng bán được phải đem bán cho các quán chè, quán kem với giá thấp hơn giá mua từ 70% đến 80%.

Theo kết quả khảo sát điều tra, sản lượng sầu riêng tiêu thụ của người bán lẻ hàng tháng vào mùa cao điểm là dưới 1 tấn chiếm 40% số mẫu khảo sát và sản lượng tiêu thụ từ 1 tấn đến dưới 2 tấn/tháng chiếm 60% các mẫu khảo sát. Chi phí lao động, vận chuyển, bao bì trung bình của người bán lẻ sầu riêng là 513 đồng/kg.

Vào chính vụ, người bán lẻ mua sầu riêng với giá trung bình là 20.166 đồng/kg, giá mua vào cho trái vụ trung bình là 34.816 đồng/kg. Vào những tháng sầu riêng khan

66,7% 33,3%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80%

Từ 15% đến dưới 25% Từ 25% đến dưới 35%

hiếm người bán lẻ sẽ chuyển sang kinh doanh một số trái cây khác như: thanh long, vải, mít, chơm chơm….

Vào chính vụ giá bán ra của người bán lẻ sầu riêng trung bình là 30.400 đồng/kg, giá trung bình bán ra lúc trái vụ là 55.366 đồng/kg.

Bảng 2.6 Thống kê chi phí, giá mua, giá bán chính vụ và trái vụ của của ngƣời bán lẻ.

Chính vụ Trái vụ Chi phí vận chuyển, nhân cơng trung bình (VNĐ/KG) 513,33 513,33 Giá thu mua sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 20.166,67 34.816,67 Giá bán sầu riêng trung bình (VNĐ/KG) 30.400 55.366,67 Lãi gộp (VNĐ/KG) 9.720 20.036,67 Tỷ suất lãi gộp (%) 50,74 59,02

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Về chi phí, người bán lẻ chỉ chịu chi phí vận chuyển, bao nylon. Sau khi trừ chi phí tỷ lệ lợi nhuận trung bình của người bán lẻ từ 10% đến dưới 15% chiếm 53.3% mẫu khảo sát, tỷ lệ lợi nhuận từ 15% đến dưới 20% chiếm 46.7% mẫu khảo sát.

Hình 2.25 Tỷ lệ lợi nhuận bình quân của ngƣời bán lẻ sầu riêng

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Tóm tắt

Tổng hợp kết quả về tỷ suất lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy được thống kê như sau:

53,3% 46,7%

42% 44% 46% 48% 50% 52% 54%

Từ 10% đến dưới 15% Từ 15% đến dưới 20%

Bảng 2.7 Bảng thống kê tỷ lệ lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy

Tên thành phần Người thu mua Người mua sỉ Doanh nghiệp Người bán lẻ Tỷ lệ lợi nhuận

trung bình 10%-20% 10%-20% 15%-35% 10%-20%

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Nhìn chung tỷ lệ lợi nhuận của thương lái thu mua sầu riêng, người mua sỉ và người bán lẻ là tương đối bằng nhau. Tỷ lệ lợi nhuận của các doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng sầu riêng là cao nhất. Những thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng sầu riêng chịu tác động qua lại lẫn nhau, thành phần đi sau kế thừa hiệu quả của thành phần đi trước, dùng sản phẩm của thành phần đi trước tạo ra giá trị gia tăng cho chính mình. Chính vì vậy, những biện pháp và chính sách hiệu quả tác động vào bất kì một thành phần trong chuỗi, đặc biệt là các biện pháp tác động trực tiếp vào thành phần cốt lõi là người nơng dân, sẽ làm địn bẩy gia tăng tỷ lệ lợi nhuận cho tất cả các thành phần khác tham gia vào chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang.

2.4.4. Phân tích sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang

Trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang nhìn chung các thành phần tham gia chuỗi cung ứng đều cố gắng phối hợp với nhau để tạo nên sự hiệu quả cho toàn chuỗi. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng đó thì vẫn cịn những vấn đề tồn đọng cần giải quyết để giữa các thành phần trong chuỗi có thể phối hợp tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Về hợp đồng mua bán: hầu hết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng đều sử dụng phương thức hợp đồng miệng để mua bán với nhau từ nông dân – người thu mua đến người thu mua – người bán sỉ, người bán sỉ - doanh nghiệp, người bán sỉ - người bán lẻ; ngoại trừ các doanh nghiệp có kiến thức chun mơn cao thì các thành phần cịn

lại đều khơng có kiến thức chun mơn, hợp đồng giấy trong mua bán đối với bà con nơng dân cịn xa lạ và khó thực hiện. Vì thói quen từ đời này sang đời khác thích sự nhanh lẹ thuận tiện của thỏa thuận miệng nên có một số trường hợp nhầm lẫn, sót thơng tin như: giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, thanh tốn… trong q trình giao dịch dẫn đến những tranh chấp đáng tiếc xảy ra mà khơng có cơ sở để các cơ quan chức năng tham gia giải quyết.

- Về vận chuyển: giữa các thành phần đã phối hợp, hỗ trợ nhau trong khâu vận chuyển như: phía nơng dân có hỗ trợ nhân công thu hoạch, khiêng vác sầu riêng từ vườn ra đường lớn; phía người mua sỉ hoặc doanh nghiệp có đội xe lam, xe ba bánh hỗ trợ lấy hàng khi cần thiết. Các vựa sầu riêng chủ yếu nằm ở đường lớn thuận lợi xe tải hoặc xe container đến lấy hàng.

- Về đóng gói: nhìn chung các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng đã thống nhất với nhau trong khâu đóng gói thành phẩm sầu riêng. Nơng dân, người thu mua và người mua sỉ đều sử dụng chung phương pháp đóng sầu riêng trong giỏ lớn có quai xách, phương pháp này nhìn chung khơng ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng và cũng dễ dàng vận chuyển. Đối với đơn hàng xuất khẩu các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác của khách hàng cung cấp, doanh nghiệp in ấn nhãn mác và thùng carton để cung cấp cho các vựa mua sỉ đóng hàng cho doanh nghiệp.

- Về thông tin: hầu hết các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy đều thụ động trong việc tìm kiếm thơng tin thị trường. Doanh nghiệp lấy thông tin giá cả từ khách hàng kết hợp với kinh nghiệm phán đoán giá của bản thân qua các năm, lấy thông tin sản lượng từ người mua sỉ để chốt hợp đồng. Từ đó doanh nghiệp áp giá mua bán xuống người mua sỉ, người mua sỉ áp giá mua bán xuống người thu mua và người bán lẻ, người thu mua áp giá mua bán xuống nông dân, người tiêu dùng nhận giá từ người bán lẻ. Ngồi nguồn thơng tin trực tiếp từ thành phần liền kề hầu hết các thành phần đều khơng có cơ sở nào, khơng có nguồn nào khác ngồi nghe ngóng từ những người xung quanh để tìm hiểu giá cả thị trường, khi giá thị trường lên xuống

hầu hết các thành phần cũng không phản ứng kịp. Lúc giá tăng thì khơng biết nhưng lúc giá giảm thì lại bị ép giá dẫn đến lỗ, doanh nghiệp ép người bán sỉ, người bán sỉ ép người thu mua, người thu mua ép nông dân, cuối cùng nông dân vẫn là người chịu nhiều rủi ro nhất. Điều này cho thấy sự liên kết giữa các thành phần cịn lỏng lẻo dẫn đến thơng tin trong chuỗi không được xuyên suốt. Việc làm cấp bách hiện nay là vấn đề cập nhật thông tin thị trường, giá cả cho bà con nông dân, để bà con nơng dân có thể chủ động trong việc canh tác, mua bán sầu riêng.

- Về chương trình hợp tác hỗ trợ nơng dân: hầu hết các thành phần trong chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy và các đơn vị chức năng ban ngành đều khơng có chương trình hợp tác bao tiêu đảm bảo sản lượng đầu ra hay chương trình hỗ trợ vốn, kỹ thuật nào cho nơng dân. Vì vậy chất lượng và sản lượng sầu riêng qua các năm hầu như không tăng đáng kể. Trong tương lai các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp cần xây dựng những chương trình thiết thực hỗ trợ bà con nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu, các chương trình khuyến nơng hỗ trợ vốn, kỹ thuật, các chương trình giúp từng hộ nơng dân tiếp cận với thơng tin thị trường để bà con nơng dân có thể an tâm sản xuất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nhìn chung chuỗi cung ứng sầu riêng huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang hiện tại còn nhiều điểm cần cải tiến về chất lượng, phương thức giao dich mua bán, cải tiến kỹ thuật canh tác cũng như sự liên kết giữa các thành phần cần chặt chẽ hơn. Hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, phát huy những thế mạnh và khắc phục những vấn đề tồn đọng một cách triệt để chuỗi cung ứng có thể ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀNTHIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẦU RIÊNG Ở HUYỆN CAI LẬY

TỈNH TIỀN GIANG

3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY – THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG TẠI HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG

3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp

Sau khi nghiên cứu thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy, tác giả xây dựng các nhóm giải pháp nhằm những mục tiêu như sau:

- Hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy nhằm phát triển bền vững trong tương lai.

- Nâng cao thu nhập cho các thành viên thơng qua cải thiện tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược phát triển cây sầu riêng giai đoạn 2015-2020 của huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang:

3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp

Quan điểm phát triển chuỗi cung ứng sầu riêng tại huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang:  Tập trung vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm sầu riêng nhằm phát huy thế mạnh của huyện Cai Lậy.

Cai Lậy có vùng trồng sầu riêng tập trung với quy mô lớn so với ngành nông nghiệp của huyện, lại được Ban lãnh đạo tỉnh và các cơ quan hữu quan quan tâm chú ý và có những hoạt động hỗ trợ cụ thể và thiết thực. Đến năm 2020, huyện Cai Lậy có thể nâng cao quỹ đất trồng sầu riêng lên đến 10.000 hecta dựa trên chuyển đổi cơ cấu canh tác, thay thế các vùng trồng lúa, đậu kém hiệu quả. Với những thay đổi kỹ thuật và đầu tư vừa phải, Cai Lậy có thể nâng năng suất sầu riêng lên đến mức trung bình 180.000

tấn/năm đến 190.000 tấn/năm so với hiện nay 147.579 tấn/năm. Với quy mơ diện tích thu hoạch ổn định từ 8.000 ha đến 9.000 ha, Cai Lậy có thể giữ ổn định sản lượng 180.000 tấn/năm [6].

Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo tiền đề phát triển bền vững và hội nhập vào thị trƣờng thế giới.

Nơng sản sản xuất theo quy trình an tồn là vấn đề đang có tính thời sự và là mối quan tâm của người tiêu dùng trong, ngoài nước. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), những yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm đang trở thành rào cản lớn cho nhiều vùng nơng sản hàng hóa. Để cây sầu riêng phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế, cách duy nhất là phải tập trung sản xuất theo quy hoạch và tiêu chuẩn VietGAP dần dần tiến lên tầm cao hơn là GlobalGAP.

Sản xuất sầu riêng theo quy trình VietGAP bảo đảm được các lợi ích: Truy được nguồn gốc sản phẩm; sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe người sản xuất, tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Thời gian qua, các địa phương phía nam, nhất là vùng Nam Bộ, đã mạnh dạn quy hoạch, chọn lựa những đặc sản có lợi thế cạnh tranh cao để đầu tư phát triển theo hướng VietGAP, được nơng dân đồng tình hưởng ứng.

Xây dựng thƣơng hiệu riêng cho sầu riêng Cai Lậy để nâng cao giá trị sản phẩm sầu riêng trên thị trƣờng nội địa và quốc tế.

Hầu hết các sản phẩm sầu riêng xuất khẩu từ Cai Lậy đều chưa có thương hiệu.Vì vậy, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá ngành, doanh nghiệp và sản phẩm đến thị trường thế giới.Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Hợp Tác Xã sầu riêng Cai Lậy là hai tổ chức dẫn dắt và hỗ trợ trực tiếp cho chiến lược này. Các doanh nghiệp phối hợp với Hợp tác xã sầu riêng tổ chức các hoạt động khảo sát thị trường để tìm kiếm thị trường triển vọng.

3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Vận dụng các bài học kinh nghiệm của chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan và

chuỗi cung ứng dừa Bến Tre đã nêu trong chương 1: nâng cao sự phối hợp giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng; tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và cơ quan ban ngành; minh bạch về giá cả, sản lượng, thông tin nhà cung cấp sản phẩm để tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư cũng như nhà nhập khẩu nước ngoài dễ dàng đầu tư hoặc mua bán sản phẩm trong nước.

- Dựa vào kết luận ở chương 2: thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện

Cai Lậy còn những vấn đề cần khắc phục như: Chất lượng sầu riêng huyện Cai Lậy chưa ổn định và đồng đều về quy cách sản phẩm; Chưa có chiến lược đảm bảo chất lượng sầu riêng về lâu về dài; Phương thức và thời gian giao hàng kém hiệu quả, phát sinh nhiều chi phí, thời gian giao hàng không đáp ứng kịp thời nhu cầu mua hàng; Tổng chi phí cho tồn chuỗi cịn cao, giá trị lợi nhuận của các thành phần còn tương đối thấp; Sự phối hợp giữa các thành phần chưa tốt, thông tin chưa được thông suốt, minh bạch, chưa có chương trình hỗ trợ dành cho nơng dân trồng sầu riêng.

Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng cùng với bài học kinh nghiệm rút ra từ chuỗi cung ứng sầu riêng Thái Lan và chuỗi cung ứng dừa Bến Tre, kết hợp với những điểm cần cải thiện nêu trên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng huyện Cai Lậy.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG PHẨM SẦU RIÊNG CỦA HUYỆN CAI LẬY – TỈNH TIỀN GIANG

3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm Sầu riêng Cai Lậy

3.2.1. 1. Xây dựng Nhóm nghiên cứu sầu riêng

Mục tiêu đề xuất giải pháp

Huyện Cai Lậy cần xây dựng nhóm nghiên cứu chuyên sâu về trồng trọt và chế biến sản phẩm sầu riêng để tập trung nguồn lực nhằm thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và

chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân canh tác sầu riêng. Nhóm nghiên cứu sầu riêng sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu cải tạo những giống sầu riêng mới phù hợp thổ nhưỡng địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nội dung giải pháp

Nâng cao năng lực sản xuất cây giống sầu riêng cho huyện Cai Lậy. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nguồn vốn trong công tác nghiên cứu khoa học, nhập khẩu, khảo nghiệm, chọn tạo, sản xuất thử các giống sầu riêng mới đặc biệt là giống có nguồn gốc Thái Lan. Mở rộng quan hệ hợp tác, đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong cả lĩnh vực giống và kỹ thuật canh tác sầu riêng. Chủ động nghiên cứu chọn tạo giống sầu riêng mới mang đặc thù riêng của huyện Cai Lậy, tạo sản phẩm độc quyền của địa phương, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại huyện cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)