CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.6. Phương pháp chọn mẫu và thiết kế mẫu
3.6.1. Phương pháp chọn mẫu
Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng có vai trị quyết định trong việc lựa chọn thực phẩm trong các hộ gia đình.
Do đối tượng khảo sát tương đối rộng, dễ tiếp cận nên tác giả quyết định chọn mẫu được theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất từ các khách hàng đi mua sắm tại siêu thị 6 siêu thị Vinatex tại TP. HCM:
Siêu thị Vinatex Lãnh Binh Thăng – Quận 11
Siêu thị Vinatex Lý Thường Kiệt – Quận Tân Bình
Siêu thị Vinatex Bình Trưng – Quận 2
Siêu thị Vinatex Tân Thuận – Quận 7
Siêu thị Vinatex Khánh Hội – Quận 4
3.6.2. Thiết kế mẫu
Nghiên cứu này bao gồm 35 biến quan sát, trong đó có 8 biến phụ thuộc và 1 biến độc lập. Theo Hair, Black, Babin và Anderson (2010), theo quy tắc thông thường, kích thước mẫu phải bằng hoặc lớn hơn 100 và mẫu nhỏ nhất phải có tỷ lệ mong muốn là 5 quan sát cho mỗi biến.
n > 100 mẫu và n=5k (k là số lượng các biến).
Bảng câu hỏi trong đề tài này có 35 biến. Vì thế, kích thước mẫu tối thiểu là :
n = 5*35 = 175
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), là thơng thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố EFA. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, trang 263).
Theo Tabachnick và Fidell (2007) cỡ mẫu dùng cho phân tích hồi quy được xác định: n >= 50 + 5m (m là số biến độc lập). Do đó, trong nghiên cứu này, kích thước mẫu tối thiểu phải là: 50+5*8= 90 mẫu.
Theo Hair, Black, Babin và Anderson (2010) kích cỡ mẫu tối thiểu là 175 mẫu, theo Tabachnick và Fidell (2007) kích cỡ mẫu tối thiểu là 90. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu tối thiểu là 175.
Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị Vinatex tại TP. HCM. Để đạt được kích cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu, tác giả đã phát ra 300 bảng câu hỏi. Vì tác giả thực hiện khảo sát cho 6 siêu thị Vinatex tại TP. HCM nên tác giả phát mỗi siêu thị 50 bảng câu hỏi để đo lường hiệu quả hơn.
Bảng câu hỏi bao gồm 35 phát biểu, trong đó có 32 phát biểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị Vinatex tại
TP.HCM, 3 phát biểu về sự hài lòng của khách hàng. Mỗi phát biểu được đo lường dựa trên thang đo Likert gồm 5 điểm. Ngồi ra, cịn có 3 câu hỏi về hành vi mua sắm trong quá khứ liên quan đến khách hàng đã mua sắm tại siêu thị Vinatex hay chưa, mức độ mua sắm như thế nào và các siêu thị Vinatex nào khách hàng đã từng mua sắm. Đặc điểm nhân khẩu học được thu thập trong bảng câu hỏi là giới tính, tuổi và thu nhập trung bình của mỗi cá nhân trong hộ gia đình.
TÓM TẮT CHƯƠNG
Trong chương này tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phỏng vấn sâu với các nhóm : 6 quản lý siêu thị, 8 nhân viên ngành hàng và 10 khách hàng mua sắm thường xuyên tại các siêu thị Vinatex tại TP. HCM nhằm xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm cũng như là các biến thành phần để đo lường các yếu tố đó và thang đo sự hài lịng của khách hàng. Từ đó, hiệu chỉnh mơ hình đo lường sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm tại siêu thị Vinatex tại TP. HCM
Nghiên cứu định lượng, tác giả trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, các thức chọn mẫu, và tiêu chuẩn của kích cỡ mẫu. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kích cỡ mẫu tối thiểu của đề tài là 175, tác giả đã phát ra 300 bảng câu hỏi khảo sát tại 6 siêu thị Vinatex tại TP. HCM.
Chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày phần kết quả nghiên cứu định lượng như: các chỉ số thống kê mẫu, kiểm định thang đo (Cronbach’ Anlpha), phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy đa biến và các kết quả khác của q trình phân tích mẫu.