Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 29 - 31)

1.2. Trách nhiệm phát hiện gian lận

1.2.2.2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam [2] soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kiểm tốn Quốc tế có điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam. Trong năm 2009 và 2010, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã:

(1) Ký thỏa thuận với Liên đồn kế tốn Quốc tế (IFAC) về việc dịch và sử dụng Bộ Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế do IFAC ban hành;

(2) Hoàn thành việc dịch sang tiếng Việt đối với 36 chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 2009) và chuẩn mực ISQC 1 – Kiểm sốt chất lượng dịch vụ của cơng ty kiểm toán;

(3) tổ chức thảo luận, biên tập, hội thảo lấy ý kiến và biên tập hồn chỉnh trình Bộ Tài chính xem xét ban hành chuẩn mực kiểm toán (đợt 1) gồm 9 chuẩn mực kiểm toán.

Trong năm 2010 và 2011, VACPA đã soạn thảo và hồn thiện, trình Bộ Tài chính 13 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 2). Trong năm 2011 và 2012, VACPA đã soạn thảo và hồn thiện, trình Bộ Tài chính 15 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (đợt 3). Chuẩn mực mới có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (theo Thông tư 214/2012/TT-BTC về Ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam)

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên” yêu cầu kiểm toán viên phải đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có cịn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn hay không. Sự đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao và chỉ

đạt được khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán (là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến khơng phù hợp khi báo cáo tài chính cịn có những sai sót trọng yếu) tới một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, sự đảm bảo hợp lý không phải là đảm

bảo tuyệt đối, do ln tồn tại những hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn làm cho hầu hết bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên dựa vào để đưa ra kết luận và ý kiến kiểm tốn đều mang tính thuyết phục hơn là khẳng định. (Đoạn 05)

Theo VSA 240 kiểm toán viên chỉ phải quan tâm đến những gian lận dẫn đến sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính (Đoạn 03). Tuy nhiên, do những hạn chế

vốn có của kiểm tốn, nên có rủi ro khơng thể tránh khỏi là kiểm tốn viên khơng

phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam (Đoạn 05). Ngồi ra cịn có các vấn đề khác ảnh hưởng đến hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn (Đoạn A51 – VSA 200)

- Gian lận, đặc biệt là gian lận có liên quan đến Ban Giám đốc hoặc có sự thơng đồng (VSA 240)

- Tính hiện hữu và đầy đủ của các mối quan hệ và giao dịch với các bên liên quan (VSA 550)

- Hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định (VSA 250)

- Các sự kiện hoặc điều kiện trong tương lai có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động (VSA 570)

Mặt khác, rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc do nhầm lẫn được phát hiện sau đó khơng phải là dấu hiệu về việc cuộc kiểm tốn đã khơng được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm tốn. Tuy nhiên, kiểm tốn viên khơng được sử dụng các hạn chế vốn có của cuộc kiểm tốn để biện hộ cho sự hài lịng của mình đối với các bằng chứng kiểm toán chưa đủ thuyết phục. Để xác định cuộc kiểm tốn có được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm tốn hay khơng, cần dựa vào các thủ tục kiểm

chứng kiểm toán đã thu thập và sự phù hợp của báo cáo kiểm toán trên cơ sở đánh giá các bằng chứng đó trong mối quan hệ với mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên (Đoạn A52 VSA 200)

Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Điều quan trọng là Ban Giám đốc, với sự giám sát của Ban quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt. Trách nhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có đạo đức mà có thể được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của Ban quản trị. Trong khi thực hiện trách nhiệm giám sát của mình, Ban quản trị phải xem xét khả năng xảy ra hành vi khống chế kiểm sốt hoặc hành động gây ảnh hưởng khơng thích hợp đến quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính, ví dụ việc Ban Giám đốc cố gắng điều chỉnh kết quả kinh doanh để các nhà phân tích hiểu không đúng về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của đơn vị được kiểm toán (Đoạn 04 – VSA 240)

1.3. Giới thiệu kế toán điều tra 1.3.1. Khái quát về kế toán điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)