Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 43 - 47)

2.1.1. Một số loại tội phạm kinh tế trong luật pháp Việt Nam

2.1.1.1. Tội tham ô tài sản

- Khái niệm:

Điều 278, Chương XXI – Các tội phạm về chức vụ của Bơ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định tội tham ô tài sản như sau “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”. Như vậy tham ô tài sản là hành vi vì mục đích tư lợi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

- Tác hại của tội phạm tham ô tài sản:

+ Về kinh tế: Tội tham ô tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, của tập thể; làm thất thốt, lãng phí về tài sản, làm mất cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình kinh tế xã hội, cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước.

+ Về tư tưởng: Làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, của Đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005) [3].

2.1.1.2. Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. trọng.

Điều 165, Bộ luật hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, như sau: “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”.

- Dấu hiệu về mặt hành vi của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chính là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, bao gồm hai trường hợp:

Thứ nhất: Không làm những quy định của Nhà nước đã đề ra trong quản lý

kinh tế.

Thư hai: Có làm nhưng làm không đầy đủ hoặc làm nhưng làm khác với quy

định của Nhà nước đề ra.

Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế (Nguyễn Văn Minh, 2007) [5].

2.1.1.3. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Khái niệm:

Điều 139 Chương XIV Tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”

- Đặc điểm của Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Thủ đoạn gian dối của bọn tội phạm lừa đảo được hiểu là dùng mọi phương pháp giấu giếm nội dung sai sự thật (ít nhiều hoặc hồn tồn) làm cho người có

trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản tưởng giả là thật nghĩ kẻ gian là người ngay nên đã giao tài sản cho kẻ tội phạm mà không biết.

Hành vi gian dối trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện trước hoặc sau hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi dối trá rất đa dạng, có thể bằng lời nói, dùng hồ sơ giả, giấy tờ giả, giả danh người có chức, có quyền, giả mạo tổ chức ký kết các hợp đồng (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005). [3]

2.1.2. Phân biệt kế tốn điều tra và việc điều tra của các cơ quan Nhà nƣớc

2.1.2.1. Giống nhau

Cùng thu thập tài liệu chứng cứ, bằng chứng làm rõ hiện tượng, sự việc cụ thể, nhằm trả lời các câu hỏi “Việc gì, bởi tại làm sao, bao giờ, ai thấy, thế nào, ở đâu” (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005) [3].

2.1.2.2. Khác nhau

- Vị trí pháp lý:

Việc điều tra của cơ quan điều tra như Công an kinh tế, Viện Kiểm sát… khi có sự tố giác.Việc điều tra là hoạt động hành pháp, nhân danh quyền lực Nhà nước. Việc kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo kế hoạch, theo luật Kiểm toán Nhà nước quy định. Cơ quan điều tra và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định thể hiện ở các Điều 34, 35, 110, 111.

Dịch vụ kế toán điều tra là dịch vụ được cam kết trên cơ sở hợp đồng có thu phí, thực hiện theo quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng nhằm thu thập bằng chứng theo yêu cầu của hợp đồng, có chức năng tư pháp khi chứng minh bằng chứng trước Tịa.

Cơ quan điều tra: Trong q trình điều tra, các cơ quan điều tra có quyền và có nghĩa vụ áp dụng tất cả các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định để khám phá tội phạm như: triệu tập, hỏi cung, áp giải, cao hơn nữa là các biện pháp ngăn chặn như bắt giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Kế toán điều tra: Căn cứ vào chuẩn mực hành nghề, các Bộ luật, văn bản dưới luật hướng dẫn, bao gồm: phân tích, phỏng vấn, đối chiếu, kiểm tra sổ sách chứng từ, thu thập thông tin tố giác trong nội bộ v.v… nhưng không được sử dụng biện pháp ngăn chặn.

2.1.3. Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay

Từ năm 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, số vụ phạm pháp xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn về tài sản với một số thủ đoạn mới, nhiều vụ án có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng tạo thành đường dây khép kín gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra (vụ cố ý làm trái tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Long Thành - Đồng Nai thiệt hại hàng trăm tỷ đồng; vụ Giám đốc Công ty cổ phần Tổng hợp quốc tế T&D và công ty Cao Cường lừa đảo chiếm đoạt trên 130 tỷ đồng của ngân hàng và một số người dân; vụ cán bộ tín dụng Ngân hàng Đầu tư và phát triển Đăk Lăk giả mạo chữ ký của lãnh đạo ngân hàng và của khách hàng để chiếm đoạt 9 tỷ đồng…). Tội phạm tham nhũng vẫn tiềm ẩn trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, phê duyệt và triển khai các dự án, xây dựng cơ bản…Các vụ án tham nhũng thường có sự móc nối, câu kết của nhiều loại đối tượng, với nhiều phương thức, thủ đoạn thực hiện và che dấu hành vi phạm tội (vụ tham ô tại Công ty cổ phần xi măng Mai Sơn - Sơn La; vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Công ty Công nghiệp rừng Tây Nguyên…). Đáng chú ý, tình trạng tham nhũng trong thực hiện các chính sách xã hội gây bức xúc trong nhân dân (vụ tham ô

hơn 700 triệu đồng tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Thủy, Hịa Bình).

Ngày 30/07/2014, buổi làm việc với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phịng chống tội phạm – Bộ Cơng an, cho biết tội phạm hình sự giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng tội phạm kinh tế, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp ở nhiều ngành, lĩnh vực. Toàn quốc phát hiện hơn 7.000 vụ, 7.684 đối tượng, tăng 3,23% về số vụ và 19,73% về đối tượng so với cùng kỳ năm 2013. Ông Vĩnh đưa ra dẫn chứng các vụ án Bộ Công an đấu tranh trong thời gian qua như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và gần nhất là vụ Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng VN (VNCB)… để cho thấy loại tội phạm kinh tế, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cho vay tiền gửi, chứng khốn tiếp tục có diễn biến phức tạp, gây thất thốt khối lượng lớn tài sản của nhà nước và doanh nghiệp, tác động xấu đến quá trình tái cơ cấu kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, tác giả cũng thu thập một số vụ án liên quan đến gian lận kinh tế từ năm 2009 đến tháng 8/2014 được tóm tắt trong phụ lục 4 (Một số vụ án gian lận kinh tế từ năm 2009). Qua đó cho thấy, các thủ thuật gian lận ngày càng tinh vi, và mức thiệt hại ngày càng lớn. Các thủ thuật do thủ phạm sử dụng phù hợp với các cơng trình nghiên cứu trước. Đa số các vụ án đều do tố giác, cơng an điều tra, Tịa án xét xử kéo dài nhiều năm mới đưa ra án phạt cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)