2.3.1. Chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được tiến hành theo cách chọn mẫu thuận tiện, có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng.
Phương pháp thu thập dữ liệu gồm bảng câu hỏi định lượng được phát trực tiếp và gửi qua email với biểu mẫu Google Docs. Số lượng bảng câu hỏi gửi đi là 250. Số lượng bảng câu hỏi thu về là 210/250 chiếm tỷ lệ hợp lệ 84%. Sau đó các bảng câu trả lời này được loại bớt do không điền đầy đủ thơng tin theo u cầu, cịn lại 176/210, tỷ lệ đạt yêu cầu chiếm 83%.
Bên cạnh đó, cỡ mẫu cịn phụ thuộc vào phương pháp phân tích, để thực hiện phương pháp phân tích nhân tố khám phá, theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [1], số lượng mẫu cần thu thập gấp 5 lần số lượng thang đo; bài nghiên cứu xây dựng 20 mục hỏi (20 mục hỏi x 5 = 100 mẫu quan sát), mẫu quan sát ít nhất là 100. Bài nghiên cứu này tiến hành khảo sát 176 người được xem như phù hợp với yêu cầu của thống kê.
Trong bài, các kiểm toán viên được phát phiếu khảo sát tại lớp học cập nhật kiến thức ngày 26/09/2014 tại TP. HCM và đồng nghiệp tại công ty; các kế toán, luật gia được phát phiếu khảo sát tại các lớp học thạc sỹ của trường Đại học Kinh Tế TP. HCM, và qua công cụ Google Docs; các giảng viên chuyên ngành được thu thập trực tiếp, hay qua Google Docs chủ yếu tại các trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM, Đại học Kinh Tế TP. HCM, Đại học Mở và một số trường Đại học khác (Phụ lục 13 – Danh sách đối tượng khảo sát)
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 20 mục hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ, với 1 là “Hồn tồn khơng đồng ý”, 2 là “Không đồng ý”, 3 là “Trung lập”, 4 là “Đồng ý” và 5 là “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo Likert đo lường các mục hỏi trong bảng 2.1 bên dưới:
Bảng 2.1: Xây dựng thang đo
STT Câu phát biểu Tham khảo
1 Các thủ tục kiểm tốn khơng thể phát hiện tất cả gian lận.
Tác giả tổng hợp
2 Kiểm tốn viên khơng có trách nhiệm phát hiện tất cả gian lận.
Fadzly (2004) [26]
3 Các dư luận về gian lận xảy ra tạo kỳ vọng dịch vụ phát hiện và ngăn chặn gian lận.
Kennedy (2013)[35]
4 Dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) khác với dịch vụ kiểm toán truyền thống.
Okoye(2013)[42]
5 Dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính.
Kennedy (2013)[35]
6 Dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) làm tăng độ tin cậy của các nhà đầu tư, người sử dụng báo cáo tài chính.
Kennedy (2013)[35]
7 Hiện nay,Việt Nam có nhu cầu về dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting).
Kasum(2009)[34] Okoye(2013)[42] 8 Với điều kiện pháp lý hiện nay (Luật giám định tư
pháp, các nghị định, thông tư hướng dẫn) Việt Nam sẵn sàng triển khai thực hiện kế toán điều tra gian lận(Forensic Accounting)
Cemal (2011)[15]
9 Các dịch vụ chuyên ngành tài chính ở Việt Nam đã phát triển cao, do đó khơng cần có dịch vụ hỗ trợ tư vấn trong tranh chấp, kiện tụng (litigation support consultancy)
Cemal (2011)[15]
10 Khu vực tư có nhu cầu về kế tốn điều tra gian lận (Forensic Accounting)hơn
Kasum(2009)[34] Okoye(2013)[42] 11 Kế toán điều tra là công cụ phát hiện và ngăn chặn
gian lận trong khu vực tư hơn
Okoye(2013)[42]
công các tội phạm rửa tiền (money laundering) 13 Các kiểm toán viên và kế toán đã được đào tạo đủ
để phát hiện và ngăn chặn gian lận
Cemal (2011)[15]
14 Kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) giúp hồn thiện các hoạt động kiểm sốt nội bộ
Kennedy (2013)[35]
15 Kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) nâng cao vai trò các quy định bảo vệ nhân viên tố cáo các hành vi sai trái trong tổ chức.
Kennedy (2013) [35]
16 Kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting) có tính hồi nghi nghề nghiệp cao giúp phát hiện các hành vi biển thủ của nhân viên và tham ô, lạm quyền của ban quản lý
Kennedy (2013)[35]
17 Các công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo có chun mơn cao để thực hiện dịch vụ kế toán điều tra gian lận (Forensic Accounting)
Kennedy (2013)[35]
18 Hoạt động giám định tư pháp có chức năng điều tra, hỗ trợ quá trình truy tố, xét xử như kế toán điều tra (Forensic Accounting). Để xã hội hóa giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính cần quy định văn phòng giám định tư pháp được thành lập, tổ chức, quản lý theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn ngồi 2 loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đã được quy định trong Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 quy định.
Tác giả đề xuất
19 Nhằm phát triển dịch vụ kế toán điều tra hay giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, cần có sự quản lý, giám sát chuyên môn của Hội nghề nghiệp; sự hoàn chỉnh của các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định pháp luật liên quan.
Cemal (2011)[15]
20 Nhằm tăng cường nhận thức về kế toán điều tra (Forensic Accounting) nên đưa kiến thức về kế toán điều tra (Forensic Accounting) vào chương trình giảng dạy trong chuyên ngành.
Cemal (2011)[15]
Dữ liệu sau khi thu thập đạt yêu cầu về nội dung, các thơng tin về người được khảo sát thì được nhập liệu vào phần mềm SPSS 20. Sau đó phân tích dữ liệu theo 4 bước:
- Thống kê mơ tả
+ Lập bảng tần số tóm tắt câu trả lời bảng khảo sát
Phần mềm Excel cũng được sử dụng để vẽ các đồ thị, biểu đồ từ dữ liệu thống kê đầu ra của phần mềm SPSS.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [1] phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. (cũng là mục đích chính sử dụng EFA của bài)
Các tham số trong phân tích nhân tố:
+ Bartlett’s test of sphercity : là đại lượng dùng để xem xét giả thuyết các biến khơng có tương quan trong tổng thể. Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. Do đó nếu kiểm định cho thấy khơng có ý nghĩa thống kê (Sig. >0,05) thì khơng nên áp dụng phân tích nhân tố vào trường hợp này.
+ Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích.
+ Communaliy: là lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với
các biến khác được xem xét trong phân tích. Đây cũng là phần biến thiên được giải thích bởi các nhân tố chung.
+ Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Chỉ những nhân tố nào có eigenvalue > 1 mới giữ lại trong mơ hình phân tích.
+ Factor loadings (hệ số tải nhân tố) : là những hệ số tương quan đơn giữa
+ Factor matrix (ma trận nhân tố): chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các
biến đối với các nhân tố được rút ra.
+ Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng
quan sát trên các nhân tố được rút ra. Còn gọi là “nhân số”.
+ Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là chỉ số
dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn hơn hoặc bằng 0.5 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố. Ngược lại, thì khơng thích hợp cho phân tích nhân tố cho dữ liệu này.
+ Percentage of variance: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi từng nhân tố. Nếu coi tồn bộ biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố cô đọng được bao nhiêu phần trăm và bao nhiêu phần trăm thất thốt.
Bên cạnh đó, đối với bài nghiên cứu khám phá và cỡ mẫu 176 thì mục hỏi có hệ số tải nhân tố < 0,45 sẽ bị loại bỏ bởi vì chúng khơng hội tụ phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [1]).
- Kiểm tra độ tin cậy thang đo
Sau khi tóm gọn thang đo, thang đo cần đánh giá độ tin cậy. Phương pháp đánh giá độ tin cậy phổ biến nhất là tính hệ số Cronbach Anpha. Đối với nghiên cứu khám phá, hệ số Cronbach Apha cần > 0.6, và hệ số tương quan biến tổng>0,3 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) [1])
- Kiểm định giả thuyết nghiên cứu