Một số nghiên cứu về kế toán điềutra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 37)

1.3. Giới thiệu kế toán điềutra

1.3.2. Một số nghiên cứu về kế toán điềutra

Fadzly, M.N. và Ahmad, Z. (2004) [26] sử dụng phương pháp định lượng nhằm chứng minh sự tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Malaysia với bảng câu hỏi khảo sát được phân phát cho 1.300 đối tượng (300 kiểm toán viên, 400 nhà đầu tư, 300 chuyên viên môi giới, 300 chuyên viên ngân hàng) . Dựa vào dữ liệu phân tích hợp lệ của 398 đối tượng (chiếm 30,6% tỷ lệ hồi đáp), tác giả kết luận, Malaysia tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện và ngăn chặn gian lận giữa nhóm phi kiểm tốn và nhóm kiểm tốn. Vì vậy, tác giả đề xuất tăng cường các tài liệu tham khảo về trách nhiệm của kiểm toán viên nhằm giảm thiểu các khoảng cách không hợp lý. Như vậy, mong muốn đạt được kết quả phát hiện và ngăn chặn gian lận khơng thể tiếp cận từ kiểm tốn truyền thống mà từ một khái niệm mới đang dần trở nên thiết thực – Kế toán điều tra (Forensic Accounting).

Kasum (2009) [34] đánh giá ảnh hưởng của các gian lận tài chính tại các nước đang phát triển và xác định nhu cầu dịch vụ kế toán điều tra giữa khu vực công và khu vực tư tại Nigeria. Tác giả tiến hành khảo sát 300 đối tượng gồm kế toán, luật sư, các nhà kinh tế, chuyên viên ngân hàng; và có 264 phiếu khảo sát hợp lệ để tiến hành phân tích, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy gian lận và tham ô không những kiềm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân mà còn tạo ra hình ảnh xấu tại các nước đang phát triển, vì vậy, dịch vụ kế tốn điều tra được xem như cơng cụ phát hiện và ngăn ngừa gian lận hữu hiệu, đặc biệt là nhu cầu dịch vụ kế tốn điều tra tại khu vực cơng. Từ đó, tác giả khuyến nghị Hội nghề nghiệp kế toán tại các nước đang phát triển cần sớm hình thành và phát triển lĩnh vực kế tốn điều tra; Chính phủ nên áp dụng kế toán điều tra nhằm giám sát và điều tra các gian lận tham ô; Các nhà nghiên cứu học thuật cần nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật về kế toán điều tra; các chun gia kế tốn nên thành lập các cơng ty chuyên về dịch vụ kế toán điều tra.

Cemal Elitas và cộng sự (2011) [15] khảo sát ý kiến của 144 đối tượng liên quan đến chuyên ngành kế toán tại các trường đại học Thổ Nhĩ Kỳ có học vị gồm 4,2% cử nhân; 22,2% thạc sỹ; 73,6% tiến sỹ. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 15. Cuộc nghiên cứu đo lường mức độ nhận biết của các đối tượng trên về kế toán điều tra – một chuyên môn mới chưa áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Câu hỏi khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ. Kết quả cho thấy, giữa các nhóm khảo sát có sự đồng thuận cao rằng với sự phát triển pháp lý hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng triển khai kế toán điều tra; các đối tượng khảo sát cũng mong muốn có các tổ chức thực hiện hướng dẫn, tổ chức các buổi hội thảo v.v…; bên cạnh đó, cần có bậc học sau đại học để đào tạo sâu hơn về chun mơn kế tốn điều tra.

Efiong (2012) [25] thiết kế nghiên cứu thực nghiệm khảo sát 168 sinh viên kế toán năm thứ ba và năm thứ tư tại 3 trường đại học của Nigeria về kế toán điều tra, gồm đại học Calabar, đại học Công nghệ Cross River và đại học Uyo thông qua bảng câu hỏi thang đo Likert 5 mức độ. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhận biết

thấp về sự tồn tại của kế toán điều tra của sinh viên. Các sinh viên đồng ý về sự tồn tại của kế tốn điều tra, trả lời nguồn thơng tin về kế toán điều tra từ Internet chiếm 36,6%; sách giáo khoa chiếm 10%; thông qua lớp học chỉ chiếm 12,22%... cho thấy kiến thức về kế toán điều tra trong giảng đường đại học là thấp.

Kennedy (2013) [35] tiến hành khảo sát 143 đối tượng thuộc bốn nhóm: kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên độc lập, kế tốn viên, các nhà quản lý, trong đó có 37% là thạc sỹ khoa học, 47% là cử nhân kinh tế, và 16% là các học vị khác, thông qua bảng câu hỏi khảo sát Likert 5 mức độ nhằm kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng của kế toán điều tra đến kiểm sốt gian lận tài chính, mối quan hệ giữa kế toán điều tra và chất lượng của báo cáo tài chính, và vai trị của kế tốn điều tra đến việc cải thiện kiểm soát nội bộ. Bài nghiên cứu thực nghiệm đã cung cấp cơ sở khoa học cho các giả thuyết về ngăn ngừa gian lận tài chính của kế tốn điều tra tại Nigeria thông qua mức độ đồng ý cao của các nhóm khảo sát về các giả thuyết nghiên cứu trên. Từ đó, tác giả khuyến nghị Viện Kế tốn Nigeria, Hiệp hội Kế toán quốc gia Nigeria, và Ủy ban các Đại học quốc gia Nigeria nên phát triển và chuyên mơn hố về kế tốn điều tra; ngồi ra, các cơ quan Nhà nước tại Nigeria nên áp dụng kế toán điều tra trong giám sát và điều tra về tham nhũng.

Okoye & Gbegi (2013) tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu về nhu cầu kế toán điều tra trong việc phát hiện và ngăn ngừa gian lận tại các tổ chức thuộc khu vực công tại Kogi State, Nigeria. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 350 nhân viên từ 5 cơ quan bộ ngành tại Kogi State (Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Ngân sách, Bộ Công nghiệp và Thương mại) trên 370 phiếu khảo sát được phát ra. Bằng phương pháp kiểm định ANOVA, kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng kế toán điều tra làm giảm đáng kể các trường hợp vi phạm gian lận tại khu vực công, đặc biệt đối với nhận định của các kế toán điều tra viên và kiểm tốn viên độc lập, vì vậy việc áp dụng kế tốn điều tra giúp phát hiện và ngăn ngừa hữu hiệu các trường hợp gian lận. Từ đó, dịch vụ kế tốn điều tra nên thay thế dịch vụ kiểm toán độc lập truyền thống tại Kogi State, do đó, cần triển khai đào tạo

về lĩnh vực kế toán điều tra và cần thiết xây dựng, phát triển các chuẩn mực nghề nghiệp liên quan.

1.3.3. Kinh nghiệm phát triển kế toán điều tra tại một số nƣớc trên thế giới

1.3.3.1. Canada

Tại Canada, kế toán điều tra được xem như một nghề nghiệp chuyên môn. Hiệp hội kế toán Canada (The Certified General Accountants Association of Canada) cơng nhận kế tốn điều tra là một ngành nghề mới, và hợp tác cùng với Hiệp hội kế tốn cơng chứng Canada (Canadian Institute of Chartered Accountants) xây dựng chuẩn mực phù hợp.

1.3.3.2. Australia

Kế toán điều tra có cơ hội làm việc trong các ngành kinh tế, giáo dục, văn phòng luật sư, các cơ quan Nhà nước như Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Australia (Australian Securities and Investment Commission), Cơ quan Thuế vụ Australia (Australian Tax Office), Cơ quan An ninh Kinh tế Australia (Financial Action Task Force)… Các tổ chức chuyên ngành sẽ hợp tác cùng Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng hành nghề Australia ( Certified Public Accountants) và Viện kế tốn cơng chứng Australia ( Institute of Chartered Accountants of Australia) về chuyên môn kế tốn điều tra. Bên cạnh đó, Australia là một trong các nước đầu tiên có chương trình giảng dạy về kế tốn điều tra bậc sau đại học. Bậc học thạc sĩ về kế toán điều tra đào sâu về khả năng điều tra gian lận. Các khóa học được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu bậc đại học và sau đại học kết hợp các kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực pháp luật, quản trị doanh nghiệp, tài chính, và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp v.v…

1.3.3.3. Hoa Kỳ

của thị trường và lấy lại sự tin cậy của các nhà đầu tư. Đạo luật trên đã mở ra một chuyên ngành mới, điều tra gian lận cho kế toán điều tra, dựa trên yêu cầu ban quản trị cơng ty xác nhận báo cáo tài chính khơng cịn các sai sót và gian lận trọng yếu.

Tại Hoa Kỳ, kế tốn điều tra có nhiều cơ hội làm việc tại Cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI), Cục tình báo Trung ương (CIA), Sở thuế vụ địa phương (IRS), Ủy ban Thương mại liên bang (FTC), Văn phịng kiểm tốn hoạt động của Chính phủ (GAO) và các cơ quan khác. Văn phịng kiểm tốn hoạt động của Chính phủ (GAO) xây dựng hệ thống FraudNet (địa chỉ email, fax, số điện thoại phản ánh trực tiếp) nhằm ghi nhận các phản ánh của người dân (thông tin người phản ánh được bảo mật) về các hành vi lãng phí, gian lận, biển thủ, lạm quyền theo Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư năm 2009.

Bên cạnh đó, phần mềm và hệ thống thơng tin kế tốn tại Hoa Kỳ phát triển nhanh chóng tạo đà phát triển các kỹ thuật của kế toán điều tra nhằm phát hiện các gian lận.

1.4. Tóm tắt chƣơng 1

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, trên thế giới đã trải qua hai đợt khủng hoảng tài chính tồn cầu. Đó là cuộc khủng hoảng do sự phá sản của các công ty hàng đầu trên thế giới vào những năm 2000, trong đó có liên quan đến sai phạm của cơng ty kiểm tốn quốc tế lớn là Authur Andersen khiến cho công ty này đã bị chấm dứt hoạt động. Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gần đây vào năm 2009 dù không kèm theo sự phá sản của một cơng ty kiểm tốn quốc tế lớn nào nhưng ngành kiểm tốn tồn cầu cũng bộc lộ các khiếm khuyết cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Kế toán điều tra (Forensic Accounting), thuật ngữ trở nên phổ biến từ năm 1946 từ bài báo của Maurice E. Peloubet, là sự kết hợp kỹ năng kế toán và kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng phục vụ các vấn đề pháp lý. Tuy kế toán điều tra tương tự như kiểm tốn, trong thu thập bằng chứng, nhưng nó khơng hồn tồn giống kiểm tốn vì kế tốn điều tra có chức năng tư pháp hỗ trợ các vấn đề pháp lý mà kiểm tốn

khơng có. Mặt khác, kiểm tốn báo cáo tài chính khơng phát hiện gian lận do thủ tục chọn mẫu, các thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các gian lận, sai sót trọng yếu, và sự hạn chế về nguồn lực. Tam giác gian lận, lý thuyết về nguyên nhân của hành vi gian lận, là phương pháp suy luận hữu ích cho kế tốn điều tra khi phân tích các dấu hiệu gian lận lá cờ đỏ trong phát hiện và ngăn ngừa gian lận.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NHU CẦU KẾ TOÁN ĐIỀU TRA TẠI VIỆT NAM

2.1. Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay 2.1.1. Một số loại tội phạm kinh tế trong luật pháp Việt Nam 2.1.1. Một số loại tội phạm kinh tế trong luật pháp Việt Nam

2.1.1.1. Tội tham ô tài sản

- Khái niệm:

Điều 278, Chương XXI – Các tội phạm về chức vụ của Bơ luật Hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định tội tham ô tài sản như sau “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý”. Như vậy tham ơ tài sản là hành vi vì mục đích tư lợi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

- Tác hại của tội phạm tham ô tài sản:

+ Về kinh tế: Tội tham ô tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, của tập thể; làm thất thốt, lãng phí về tài sản, làm mất cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện chương trình kinh tế xã hội, cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước.

+ Về tư tưởng: Làm suy giảm lòng tin của quần chúng nhân dân, của Đảng viên đối với sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005) [3].

2.1.1.2. Tội cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. trọng.

Điều 165, Bộ luật hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, như sau: “Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”.

- Dấu hiệu về mặt hành vi của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế chính là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, bao gồm hai trường hợp:

Thứ nhất: Không làm những quy định của Nhà nước đã đề ra trong quản lý

kinh tế.

Thư hai: Có làm nhưng làm khơng đầy đủ hoặc làm nhưng làm khác với quy

định của Nhà nước đề ra.

Hành vi làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế được coi là hệ quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn là tiền đề, là thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để làm trái với quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế (Nguyễn Văn Minh, 2007) [5].

2.1.1.3. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Khái niệm:

Điều 139 Chương XIV Tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”

- Đặc điểm của Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Thủ đoạn gian dối của bọn tội phạm lừa đảo được hiểu là dùng mọi phương pháp giấu giếm nội dung sai sự thật (ít nhiều hoặc hồn tồn) làm cho người có

trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản tưởng giả là thật nghĩ kẻ gian là người ngay nên đã giao tài sản cho kẻ tội phạm mà không biết.

Hành vi gian dối trong lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện trước hoặc sau hành vi chiếm đoạt tài sản. Hành vi dối trá rất đa dạng, có thể bằng lời nói, dùng hồ sơ giả, giấy tờ giả, giả danh người có chức, có quyền, giả mạo tổ chức ký kết các hợp đồng (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005). [3]

2.1.2. Phân biệt kế toán điều tra và việc điều tra của các cơ quan Nhà nƣớc

2.1.2.1. Giống nhau

Cùng thu thập tài liệu chứng cứ, bằng chứng làm rõ hiện tượng, sự việc cụ thể, nhằm trả lời các câu hỏi “Việc gì, bởi tại làm sao, bao giờ, ai thấy, thế nào, ở đâu” (PGS.TS – Nguyễn Đình Hựu, 2005) [3].

2.1.2.2. Khác nhau

- Vị trí pháp lý:

Việc điều tra của cơ quan điều tra như Công an kinh tế, Viện Kiểm sát… khi có sự tố giác.Việc điều tra là hoạt động hành pháp, nhân danh quyền lực Nhà nước. Việc kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo kế hoạch, theo luật Kiểm toán Nhà nước quy định. Cơ quan điều tra và hoạt động của cơ quan điều tra hình sự do Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định thể hiện ở các Điều 34, 35, 110, 111.

Dịch vụ kế toán điều tra là dịch vụ được cam kết trên cơ sở hợp đồng có thu phí, thực hiện theo quyền và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng nhằm thu thập bằng chứng theo yêu cầu của hợp đồng, có chức năng tư pháp khi chứng minh bằng chứng trước Tòa.

Cơ quan điều tra: Trong q trình điều tra, các cơ quan điều tra có quyền và có nghĩa vụ áp dụng tất cả các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định để khám phá tội phạm như: triệu tập, hỏi cung, áp giải, cao hơn nữa là các biện pháp ngăn chặn như bắt giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Kế tốn điều tra: Căn cứ vào chuẩn mực hành nghề, các Bộ luật, văn bản dưới luật hướng dẫn, bao gồm: phân tích, phỏng vấn, đối chiếu, kiểm tra sổ sách chứng từ, thu thập thông tin tố giác trong nội bộ v.v… nhưng không được sử dụng biện pháp ngăn chặn.

2.1.3. Tình hình gian lận tại Việt Nam từ năm 2009 đến nay

Từ năm 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, số vụ phạm pháp xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn về tài sản với một số thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng phát triển kế toán điều tra tại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)